Quan điểm siêu hình về sự phát triển khơng thể giải thích được tính chất phong phú, sự phức tạp mn hình mn vẻ của thế giới, do đó, nó khơng thể đề ra được con đường, biện pháp đúng đắn để đẩy sự vật tiến lên.
Trái lại, quan điểm biện chứng về sự phát triển đã chỉ cho chúng ta con đường nhận thức khoa học, từ đó vạch ra con đường đúng đắn để cải tạo hiện thực.
Ý nghĩa đặc biệt quan trọng của triết học Mác - Lênin về sự phát triển là ở chỗ: nó địi hỏi chúng ta khi xem xét bất cứ sự vật, hiện tượng nào, bất cứ vấn đề gì đều phải đứng trên quan điểm phát triển, nếu khơng thì chúng ta khơng
thể hiểu được sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, không thể nắm được triết lý. Quan điểm biện chứng về sự phát triển là quan điểm khoa học, phù hợp với thực tại khách quan. V.I. Lênin đã vạch ra một cách sâu sắc sự đối lập giữa hai quan niệm biện chứng và siêu hình như sau:
“Hai quan niệm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi, tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy).
Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động, động lực của nó, nguồn gốc của nó, động cơ của nó nằm trong bóng tối (hay là người ta đem nguồn gốc ấy đặt ra bên ngoài - Thượng đế, chủ thể, etc). Với quan niệm thứ hai, sự lưu ý chủ yếu lại hướng chính vào sự nhận thức nguồn gốc của “tự” vận động” [44; 379]. Theo V.I. Lênin, quan niệm thứ nhất là “chết cứng, nghèo nàn, khô khan” cịn quan niệm thứ hai thì “sinh động”. Chỉ có quan niệm thứ
34
hai mới cho ta chìa khố của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại”, cho ta chìa khố của “những bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển hố thành mặt đối lập”, của “sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới” [44, 379].
Nhận thức bản chất của sự vật không phải chỉ là nhận thức thông qua những hiện tượng với tính cách là “cái hiện có trực tiếp hay tồn tại trực tiếp” mà cịn phải xem xét, phân tích những hiện tượng với tính cách là những cái khơng tồn tại hoặc là cái mang tính phủ định tự nó. V.I. Lênin đã phân tích: “bề ngồi là hư vô, là cái không tồn tại mà đang tồn tại - tồn tại với tính cách vịng khơng” [44, 140]. Vì thế, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, nhận thức bản chất của các sự vật, hiện tượng không những chúng ta phải xem xét, phân tích cái tồn tại hiện có mà quan trọng hơn là phải biết phát hiện cái chưa có, cái sẽ có hoặc cái phải có. Ví dụ: khi nghiên cứu nền kinh tế của nước ta, không những chúng ta cần phải thấy đặc điểm vốn có của nó mà cịn phải thấy được cái chưa có, cái phải có, cái cịn thiếu của nền kinh tế đất nước. Có nghĩa là phải có tầm nhìn xa trơng rộng.
Có thể nói, quan niệm biện chứng về sự phát triển đã đưa lại cho chúng ta cách xem xét sự vật, hiện tượng một cách khoa học. Nó chỉ ra tình trạng khơng ổn định do những mâu thuẫn bên trong của các sự vật, hiện tượng. Nó chỉ ra tính chất mong manh của cái cũ (tuy bề ngồi vẫn cịn có vẻ đồ sộ, vững chắc), nó chỉ ra sức sống hùng mạnh của cái mới (dù lúc đầu xem ra cịn nhỏ yếu). Nó chỉ ra rằng cái mới là khơng gì thắng nổi, rằng đó là đặc điểm quan trọng nhất trong sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý về sự phát triển đã chỉ ra cho chúng ta thấy: Nếu phát triển là quá trình đổi mới khơng ngừng thì nhiệm vụ của khoa học và sự nhận thức khoa học là: phải nghiên cứu bản thân giới tự nhiên, vật chất trong sự vận động vơ tận của nó, trong sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp lên cao. Nếu phát triển là quá trình cái mới ra đời, cái cũ mất đi, cái mới chiến thắng cái cũ bằng một cuộc đấu tranh khơng thể điều hồ, thì con đường duy
35
nhất để thay đổi những chế độ xã hội mục nát là làm cách mạng chứ không phải cải lương.
Nguyên lý về sự phát triển đã chỉ ra: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều nằm trong quá trình vận động và phát triển. Cho nên, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải có quan điểm phát triển, tức là
khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, chúng ta cũng phải đặt chúng trong sự vận động, phát triển, vạch ra những xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng.
Quan điểm phát triển đòi hỏi: khi đánh giá một sự vật, hiện tượng, chúng ta không chỉ căn cứ vào cái hiện đang tồn tại của sự vật mà cần phải thấy được những khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi có tính chất thụt lùi tạm thời, khái quát để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Quan điểm phát triển cịn chỉ ra rằng: cần phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo những giai đoạn nhất định, từ đó tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp để hoặc là thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn, hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó (tuỳ theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống con người). Đồng thời, quan điểm phát triển cũng địi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến. Bởi vì, nếu như chúng ta tuyệt đối hoá một nhận thức nào đó về sự vật trong một hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, trong một giai đoạn phát triển nhất định, mà xem nó là nhận thức duy nhất đúng đắn về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó thì chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng lơgíc biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó. Chúng ta chỉ có thể có quan điểm phát triển đúng đắn về sự vật khi chúng ta khái quát và làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau của sự vật. Trong quá trình phát triển, sự vật có thể có những bước thụt lùi tạm thời nhưng xu hướng chung là biến đổi đi lên. Vì thế phải thấy được tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Muốn thúc đẩy sự
36
vật phát triển theo quy luật vốn có của nó địi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn chính của sự vật, bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn. Sự phát triển biện chứng của tự nhiên, xã hội và tư duy được thực hiện bằng con đường thơng qua sự tích luỹ về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất, thông qua phủ định của phủ định. Cho nên, khi vận dụng quan điểm phát triển trong hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo sự vật, chúng ta phải biết phát huy nỗ lực của mình trong việc hiện thực hố hai q trình đó. Thiếu quan điểm khoa học đó, người ta sẽ dễ rơi vào bi quan, dao động, nhất là khi tiến trình cách mạng và sự tiến
triển của từng lĩnh vực xã hội, cũng như của cá nhân nói riêng tạm thời gặp khó khăn, trắc trở.
* * *
Kết luận chương 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển đã chỉ ra rằng: thế giới là một chỉnh thể, trong đó mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Mối liên hệ đó là khách quan, tất yếu và phổ biến. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều luôn luôn vận động, phát triển. Trong quá trình phát triển, có thể có những bước thụt lùi tạm thời song khuynh huớng chung là đi lên theo đường xoáy ốc. Ý nghĩa quan trọng nhất mà hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật nên lên là: vấn đề không phải ở chỗ chỉ giải thích thế giới “bằng nhiều cách khác nhau” mà quan trọng là ở chỗ phải cải tạo thế giới, phải vận dụng lí luận vào việc giải quyết những vấn đề mà cách mạng đặt ra trong thực tiễn sinh động. Vì thế, trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải có quan điểm tồn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển. Các quan điểm đó ln gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau.
Chương 2