Quán triệt quan điểm biện chứng duy vật của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam (Trang 73 - 90)

đoạn hiện nay ở Việt Nam

Lịch sử tư tưởng và thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm qua đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: khi nào chúng ta nắm vững lí luận phép biện chứng duy vật, biết vận dụng các nguyên tắc, phương pháp của nó một cách sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, biết lấy “cái bất biến” ứng vào “cái vạn biến” theo Hồ Chí Minh thì vai trị và hiệu lực của việc cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội được nâng cao. Ngược lại, khi nào chúng ta có cách làm chủ quan, duy ý chí, siêu hình là chúng ta lại phạm phải những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng, gây tổn thất to lớn không chỉ cho cách mạng mà cịn cho cả q trình phát triển xã hội nói chung. Do đó, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật mácxít, những tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước càng là một nhu cầu bức thiết. Nói như Tiến sỹ Bùi Đình Phong, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam thơi thì chưa đủ. Vấn đề quan trọng là

75

ở chỗ chúng ta phải biết gắn nó với cái hơm nay, với xu thế của thời đại để đi tìm lời giải cho sự nghiệp đổi mới và tương lai ngày mai của đất nước từ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thực tiễn đổi mới của đất nước ta ngày nay đang đặt ra những vấn đề mới đầy phức tạp mà ở thời kỳ của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh chưa có điều kiện đề cập đến. Do đó, nhận thức rõ bối cảnh lịch sử của thời đại, đặc điểm tình hình của đất nước, nghiên cứu, bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng cuộc đổi mới hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong công tác tư tưởng và lý luận.

Trên cơ sở tổng kết những thành tựu cũng như mặt hạn chế của đất nước ta, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiệm xây dựng đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, trong đó có các bài học về quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển.

3.2.1. Quan điểm toàn diện

Một trong những bài học lớn rút ra sau 20 năm đổi mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta là: “Đổi mới toàn diện, đồng

bộ” [20, 70]. Đảng ta đã chỉ ra, trong bối cảnh lịch sử mới, chúng ta phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị… Song, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhắc nhở: tồn diện khơng có nghĩa là tràn lan, ơm đồm mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Cho nên, bên cạnh việc nhấn mạnh chủ trương tiếp tục đổi mới của các kỳ đại hội trước, Đảng ta xác định: phải lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

Nói về mục tiêu và phương hướng tổng quát 2006 – 2010, trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta đã đề ra chủ trương: phát huy và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phát triển văn hoá, thực

76

hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, tăng cường quốc phịng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại. Bên cạnh đó, Đảng ta cịn khẳng định: Trong công cuộc xây dựng xã hội mới cần phải biết kết hợp cả sức mạnh vật chất lẫn sức mạnh tinh thần; sức mạnh truyền thống và hiện đại; “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” [20, 71]. Trong xu thế hội nhập, liên doanh, liên kết, tồn cầu hố, quốc tế hố trên thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi, song cũng phải đối mặt với khơng ít nguy cơ và thách thức mới. Vì thế, Đảng ta chủ trương: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”; “thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế” tranh thủ ngoại lực nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa [19, 71]. Đặc biệt, chúng ta phải biết “Thu hút mạnh nguồn lực các nhà đầu tư nước ngoài” [20, 25] bằng cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hố các hình thức và cơ chế thu hút vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan niệm: “Mình giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” [65, 64]. Cho nên, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Bác và Đảng ta đã khẳng định tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ” trên thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã chỉ rõ: nhận thức vai trị đại đồn kết, hồ bình, ổn định, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Vì thế, chủ trương của Đảng thời kỳ này là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển” [18, 58]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã tổng kết: Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ bn bán với trên 100 nước, có các cơng ty của trên 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Những “thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hồ bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công

77

cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước” [18, 63]. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng thể hiện phương châm: KÕt hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy năng lực nội sinh, tăng c-ờng hội nhập, tạo nên sức mạnh tổng hợp, khắc phục các nguy cơ, đấu tranh với mọi âm m-u của kẻ thï d©n téc vµ chđ nghÜa x· héi. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: Về chính sách đối ngoại, ta cần phải mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau; “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [20, 113]; tiếp tục mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền khác ở các nước trên thế giới; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO.

Sự kiện ngày 11 - 1 - 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của WTO là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, nó khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra cho Viêt Nam nhiều cơ hội mới. Theo đánh giá của PGS. TS Nguyễn Văn Đặng và Lương Văn Tự trong chuyên đề: Kinh nghiệm thành công và không thành công của một số nước gia nhập WTO: từ năm 1995 đến nay, sau khi WTO được thành lập, nền

kinh tế thế giới đã có một thời kỳ tăng trưởng cao và ổn định. Các quốc gia mở cửa kinh tế, thường là các thành viên WTO, đã phát triển nhanh hơn nhiều so với các quốc gia có nền kinh tế đóng cửa. Hầu hết các nước gia nhập WTO đã đạt được sự tăng trưởng thương mại, cải thiện được thực lực về kinh tế. Một số nước đã đạt được tăng trưởng kinh tế thần kỳ như Nhật Bản, các nước NICS ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của đất nước ta đã hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Điều đó địi hỏi chúng ta cần phải có tư duy tồn cầu hố về phát triển kinh tế, chuyển từ tư

duy quốc gia sang tư duy toàn cầu. Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam

78

tình hình thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Đồng thời những biến động của nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Tư duy toàn cầu đặt ra vấn đề: lựa chọn cơ cấu kinh tế phải nghĩ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tồn cầu, theo sự phân cơng lao động quốc tế. Do đó, chúng ta cần phải thường xuyên theo dõi biến động thị trường thế giới, nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường thế giới.

Gia nhập vào WTO thế giới, chúng ta có những thuận lợi để thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, phát huy vai trò của nước ta trong các tổ chức khu vực và quốc tế, xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng với các nước trên thế giới. Song, chúng ta cũng phải nhận thức được rằng: WTO khơng phải “chỉ có hoa thơm và sắc thắm”, khơng phải cứ vào WTO là có thể “cất cánh bay xa được ngay”. Gia nhập vào WTO là sức ép đổi mới toàn diện hơn cho phù hợp với nền kinh tế thế giới, nhờ đó sẽ có thêm cơ hội đẩy nhanh q trình phát triển. Tuy nhiên, lợi ích sẽ khơng tự đến, sự gia nhập đó chỉ là cơ hội để nước ta tiếp tục đi lên nhanh hơn. Bên cạnh những cơ hội lại là các thách thức, chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ hội - bản thân nó – khơng tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của mỗi nước. Nếu chúng ta biết tận dụng cơ hội tốt sẽ tạo ra thế và lực mới, giúp chúng ta vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Và ngược lại, nếu chúng ta không biết nắm bắt cơ hội, tận dụng được cơ hội thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Mặt khác, thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng sự tác động của chúng đến đâu lại tuỳ thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua thử thách của chính chúng ta. Vì thế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại song phải “tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính”; phải “phát huy cao nội lực” - phát huy bản sắc văn hố dân tộc, chế độ chính trị, tài lực, nhân lực, vật lực của đất nước; xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Quán triệt quan điểm biện chứng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Đảng ta khẳng định:

79

“Dựa vào nguồn lực trong nước là chính”, “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế”; “phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” [20, 84]. Bởi vì “có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực” [20, 179]. Chúng ta “tranh thủ các nguồn lực bên ngồi” mục đích là để “phát huy nội lực mạnh hơn”. Nội lực được tăng cường mới có thể đảm bảo được sự độc lập, tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Cho nên, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song chúng ta phải luôn biết coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết khơng được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác; “hoà nhập” nhưng “khơng hồ tan”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Nhận thức một cách sâu sắc về vấn đề này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: Phát huy nội lực là phát huy nguồn lực của toàn dân tộc, song “trước hết là phải phát huy nguồn lực con người” [20, 179]. Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh,

cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, khơng có nhân dân giúp đỡ thì chính phủ khơng thể làm gì được. Cho nên, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn nhắc nhở: Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lí này: dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Người khẳng định: “Trong thời đại chúng ta, một dân tộc đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh kiên quyết, hồn tồn có thể đánh bại bọn đế quốc xâm lược hung hãn gian ác và có nhiều vũ khí” [69, 247]. Do đó, Người chủ trương: phát huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc. Thấm nhuần tư tưởng

Hồ Chí Minh, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân” [18, 73]. Phát triển tư tưởng ấy trong bối cảnh lịch sử mới của dân tộc và thế giới, đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: “Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá” là sự nghiệp của toàn dân. Song, để

80

phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, điều quan trọng là phải “biến đường lối của Đảng thành quyết tâm của quần chúng”; phải xây dựng được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, để cho quần chúng được tham gia thảo luận những vấn đề quan trọng của đất nước; phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phải chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục để tự quần chúng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; phải phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân.

Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Nắm vững tư tưởng đó trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ ra: để phát huy các yếu tố nội sinh của con người, trước hết cần phát huy mặt tích cực của con người Việt Nam như yêu nước, cần cù, tiết kiệm, hiếu học, nhạy cảm với cái mới; khắc phục những mặt cịn yếu, thiếu: tác phong cơng nghiệp, lối sống theo pháp luật, học vấn hiện đại, truyền thống dân chủ. Chúng ta phải chú trọng giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhu cầu và lợi ích; kết hợp tốt giữa tự học - tự rèn luyện với sự giáo dục, rèn luyện của tập thể; nêu cao tự phê bình và phê bình, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên mọi người sống có lý tưởng, niềm tin, đạo đức cách mạng, làm giàu chính đáng, vươn lên vì tiền đồ của bản thân và tương lai dân tộc; phấn đấu xây dựng con người mới vừa hồng lại vừa chuyên. Trên cơ sở đó, Đảng ta đã đề đường lối: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn lực chất lượng cao” [20, 87]; trọng dụng

nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề, cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Trong xu thế tồn cầu hố, quốc tế hoá,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam (Trang 73 - 90)