Tác giả đã đi vào trình bày một số nét cơ bản về lịch sử hình thành của phép biện chứng duy vật, định nghĩa về phép biện chứng duy vật, nộ

Một phần của tài liệu Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam (Trang 90 - 92)

phép biện chứng duy vật, định nghĩa về phép biện chứng duy vật, nội dung của phép biện chứng duy vật, tính khoa học của phép biện chứng duy vật với tư cách là công cụ hữu hiệu để cải tạo thực tiễn. Trên cơ sở

92

đó, tác giả đã đi vào phân tích một cách khá rõ nét nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của phép biện chứng duy vật. Ở nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, tác giả đã chỉ ra định nghĩa mối liên hệ theo quan điểm duy vật biện chứng, tính chất của mối liên hệ phổ biến: tính khách quan, tính tất yếu, tính đa dạng nhiều vẻ. Ở nguyên lý về sự phát triển, tác giả đã chỉ ra phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, đi theo đường xốy ốc. Nguồn gốc của sự phát triển là do sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng của triết học nói chung, lí luận về nguyên lý của phép biện chứng duy vật nói riêng khơng phải chỉ là đi

giải thích thế giới mà là cải tạo thế giới. Cho nên, từ việc nghiên cứu

quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, tác giả đã rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thực tiễn. Đó là quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển. Thứ nhất: Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải

nhận thức sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt trong bản thân sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật khác. Song, tồn diện nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Thứ hai: Quan điểm lịch sự - cụ

thể đòi hỏi chúng ta khi xem xét, đánh giá và tác động vào sự vật, hiện tượng phải chú ý đến điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể trong đó sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại và phát triển. Thứ ba: Quan điểm phát

triển đòi hỏi khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào chúng ta cũng phải đặt chúng trong sự vận động - phát triển, vạch ra những xu hướng biến đổi, chuyển hố của chúng, phải thấy được những biến đổi có tính

93

chất thụt lùi tạm thời, khái quát để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật; phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến.

Một phần của tài liệu Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam (Trang 90 - 92)