Nhánh Mang Roosevelt, Mang Trường Sơn, Mang Putao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 45 - 48)

4. Kết quả xây dựng cây phát sinh chủng loạ

4.2.1.Nhánh Mang Roosevelt, Mang Trường Sơn, Mang Putao

Đối với nhánh Mang này, chúng tôi kết hợp với cây phát sinh chủng loại thu được từ nghiên cứu của Amato và cộng sự [6]. Qua kết quả, chúng tơi nhận thấy ở nhánh này có 3 lồi Mang là Mang Roosevelt, Mang Trường Sơn, Mang Putao.

Cụ thể, nhánh Mang Roosevelt gồm các mẫu chúng tôi thu tại 2 khu bảo tồn có chung ranh giới tự nhiên với nhau ở miền Trung nước ta, Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Pù Hoạt thuộc tỉnh Nghệ An và KBTTN Xuân Liên thuộc tỉnh Thanh Hóa. Các mẫu được nhận định hình thái là Mang Roosevelt và Mang Pù Hoạt. Trong đó, Mang Pù Hoạt gồm 2 mẫu là M 2.18 và M 2.20 được xác nhận về mặt hình thái bởi chuyên gia Đỗ Tước là người đã tìm thấy các mẫu được xác nhận là của loài Mang này. Cho đến nay vẫn chưa có các bằng chứng phân tử cũng như hình thái chứng minh tính xác thực của loài này bởi tập tính sống (chỉ sống trong vùng rừng nguyên sinh) cũng như số lượng cá thể nhỏ của lồi này.

Hình 13. Cây phát sinh chủng loại thu được dựa trên hệ giữ liệu kết hợp gen cytochrome b

(1140bp), sử dụng phương pháp Bayesian, theo mơ hình GTR (General Time Reversible) chọn mẫu cách 1000 thế hệ, chạy trong 5x106 thế hệ. Các chỉ số trước và sau “/” lần lượt là các chỉ số xác suất hậu nghiệm (PP) của phân tích Bayesian sử dụng dữ liệu gen tổ hợp chung (combined) và dữ liệu từng gen trong tổ hợp (partitioned). Ký hiệu * tương ứng với giá trị đạt 100%. Nhánh A bao gồm các mẫu mang thường (M. vaginalis); nhánh B gồm các mẫu của 4 loài mang M.

truongsonensis, M. putaoensis, M. rooseveltorum, M. vuquangensis.

A

Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định lồi Mang Roosevelt có phân bố tại Việt Nam như những công bố trước đây của chúng tôi [4 , 28]. Cụ thể, với kết quả nghiên cứu, chúng tơi xác nhận Mang Roosvelt có khu vực phân bố tại 2 khu bảo tồn là KBTTN Xuân Liên và KBTTN Pù Hoạt. Các mẫu này của chúng tôi chỉ vừa được thu cách đây 2,3 năm và cịn có khá nhiều báo cáo về việc quan sát thấy loài này từ người dân bản địa [28]. Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứu đánh giá chi tiết về yếu tố di truyền của các loài Mang trong KBTTN Xuân Liên của chúng tơi cho thấy, lồi này đã có sự phân tách về yếu tố di truyền mặc dù các mẫu sử dụng cho nghiên cứu chỉ thu thập ở 2 KBTTN Xuân Liên và Pù Hoạt [4]. Nguyên nhân của hiện tượng này đến nay còn chưa được làm rõ. Có thể sự phân tách này được tạo ra bởi các ranh giới tự nhiên trong khu vực này. Vì vậy, trong tương lai cần có các nghiên cứu chi tiết, cụ thể hơn để đánh giá về tình trạng các quần thể lồi Mang này tại hai KBTTN kể trên.

Kết quả nghiên cứu qua hình 13 đồng thời cũng cho thấy, loài Mang Pù Hoạt được Đỗ Tước và cộng sự nhận định trước đây [41] rất có thể là loài Mang Roosevelt. Do vậy, để củng cố thêm cho nhận định, chúng tôi đã xây dựng bảng khoảng cách di truyền của 2 loài Mang này dựa trên hệ dữ liệu là 4 gen Cyt-b, ND4,

16S và G-fib (Bảng 7). Với bảng khoảng cách di truyền thu được, sự khác biệt về

mặt di truyền hồn tồn khơng lớn, chỉ số cao nhất xấp xỉ 0.8%. Chỉ số cho thấy sự khác biệt về mặt di truyền giữa loài Mang Pù Hoạt và Mang Roosevelt là rất thấp. Kết quả này rất tương đồng với kết quả thu được từ cây phát sinh chủng loại. Như vậy, loài Mang trước đây được cho là loài Mang Pù Hoạt (M. puhoatensis) đã có thể có sự nhầm lẫn, vậy nên lồi Mang này và loài Mang Roosevelt (M. rooseveltorum) rất có thể chỉ là một lồi.

Ngồi ra, khi chúng tơi xây dựng cây phát sinh chủng loại cho nhánh Mang Roosevelt, Mang Trường Sơn và Mang Putao với hệ dữ liệu ADN chỉ sử dụng gen

16S là gen chuẩn mơ tả lồi Mang Roosevelt (Phụ lục 1) và hệ dữ liệu ADN gồm 2

MP, ML và Bayesian. Kết quả của cây sử dụng cả 3 gen cho thấy, 3 loài nay thuộc cùng 1 nhánh với các chỉ số tin cậy cao ở cả 3 phân tích (chỉ số BP ở MP và ML lần lượt là 100 và 98, chỉ số PP là 100), trong khi chỉ số xác suất hậu nghiệm của gốc

Bảng 7. Khoảng cách di truyền giữa các mẫu Mang Roosevelt dựa trên dữ

liệu kết hợp 4 gen Cyt-b, ND4, 16S, G-gibrinogen

Taxa 1 2 3 4 5 6 7 8 1. M 2.18 - 2. M 2.20 0.000 - 3. M 6.3 0.000 0.041 - 4. M 6.4 0.078 0.247 0.165 - 5. X 22 0.721 0.730 0.730 0.729 - 6. X 24 0.789 0.804 0.804 0.710 0.000 - 7. X 8 0.088 0.000 0.078 0.157 0.721 0.877 - 8. X 33 0.000 0.000 0.000 0.078 0.721 0.789 0.088 -

nhanh giữa Mang Trường Sơn và Mang Putao lại thấp PP là 65 (Hình 14). Kết quả cho thấy 3 loài Mang này có mối quan hệ di truyền rất gần nhau, mặc dù Mang Putao chỉ có vùng phân bố ở Ấn Độ và Burma. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với kết quả của Amato và cộng sự [6]. Điều này có thể giải thích bởi vì trong q khứ đã có sự hình thành cùng lúc 3 loài này trong thời gian ngắn, nên tuy rằng đã có sự phân tách, hình thành nên 3 lồi nhưng khoảng cách di truyền giữa 3 loài lại khơng lớn, hoặc giữa 3 lồi trên trong quá khứ vẫn có sự lai tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 45 - 48)