KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 53 - 55)

KẾT LUẬN

1. Bước đầu xác nhận loài Mang Pù Hoạt (M. puhoatensis) và loài Mang Roosevelt (M. rooseveltorum) rất có thể chỉ là 1 lồi, đồng thời qua đó nghiên cứu đã xác nhận sự có mặt của 4 lồi Mang ở Việt Nam là: Mang Ấn Độ (M. vaginalis), Mang Roosevelt (M. rooseveltorum), Mang Trường Sơn (M. truongsonensis) và Mang lớn (M. vuquangensis). Đặc biệt, việc tái phát hiện loài Mang Roosevelt (M.

rooseveltorum) tại hai địa điểm là khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và khu bảo

tồn thiên nhiên Pù Hoạt có ý nghĩa quan trọng vì kể từ khi được mơ tả cách đây hơn 80 năm loài này chưa từng được tìm thấy tại Việt Nam.

2. Ba lồi Mang: Mang Putao (M. putaoensis), Mang Roosevelt (M. rooseveltorum) và Mang Trường Sơn (M. truongsonensis) có mối quan hệ về mặt di truyền rất gần nhau, mặc dù Mang Putao (M. putaoensis) chỉ có vùng phân bố ở Ấn Độ và Burma. 3. Lồi Mang lớn (M. vuquangensis) có sự tách biệt về mặt di truyền giữa các quần thể ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, điều này xảy ra có thể do sự phân cách bởi đèo Hải Vân.

4. Trong 4 loài Mang ở Việt Nam, loài Mang lớn (M. vuquangensis) hình thành sớm nhất cách đây xấp xỉ 3,79 triệu năm; loài Mang Ấn Độ (M. vaginalis), Mang Roosevelt (M. rooseveltorum), Mang Trường Sơn (M. truongsonensis) có thời gian hình thành lồi lần lượt là khoảng 2,33 triệu năm, 1,21 triệu năm và 1,02 triệu năm.

KIẾN NGHỊ

1. Cần có thêm các nghiên cứu đánh giá số lượng, tình trạng phân bố các quần thể và đa dạng di truyền của loài Mang Roosevelt (M. rooseveltorum) tại 2 khu bảo tồn Xuân Liên và Pù Hoạt, để từ đó đưa ra các chiến lược bảo tồn cần thiết cho loài Mang quý hiếm này.

2. Cần có thêm các nghiên cứu về quần thể của lồi Mang Ấn Độ (M. vaginalis) bởi tính phức tạp về yếu tố di truyền của loài này.

3. Cần có thêm nghiên cứu về loài Mang Vũ Quang để xác nhận sự tách biệt di truyền giữa các quần thể miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, việc nhân ni nhằm bảo tồn lồi mang này cần chú ý tới việc tách riêng các cá thể của hai nhánh tiến hóa riêng biệt này để tránh hiện tượng giao phối gần làm giảm đa dạng di truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 53 - 55)