Khái niệm về cánh đồng mẫu lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững (Trang 29 - 32)

1.2. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến mơ hình cánh đồng mẫu lớn

1.2.1. Khái niệm về cánh đồng mẫu lớn

Cụm từ “Cánh đồng mẫu lớn” lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh An Giang, là tên gọi của cánh đồng lúa được nông dân trồng trọt một loại giống xác định. Nông dân được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm đến nhà máy, sấy khơ và bao tiêu. Quy trình sản xuất này đã cho năng suất và lợi nhuận cao hơn so với canh tác trên cánh đồng nhỏ. Từ mơ hình ở An Giang, “cánh đồng mẫu lớn” đã được nhân rộng ra ở hàng

chục tỉnh thành trong cả nước, từ cây lúa, phong trào này được nhân rộng sang các cây trồng khác.

“Cánh đồng mẫu lớn” là tên gọi của nông dân Nam Bộ, thể hiện rằng đó là một cánh đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích lớn, có cùng thời vụ và quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng về số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Cụm từ “mẫu lớn” được xem xét theo hai quan điểm:

- Quan điểm thứ nhất: cụm từ “mẫu lớn” được xem xét dưới góc độ lớn về diện tích và quy mơ; lớn về hiệu quả mang lại. Một cánh đồng mẫu lớn có thể có diện tích từ vài chục đến vài trăm hecta. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về diện tích của một cánh đồng mẫu lớn, tuy nhiên phải đủ lớn để sử dụng hợp lý và hiệu quả đối với cơ sở hạ tầng được đầu tư. Việc xây dựng quy mô cánh đồng mẫu lớn của mỗi tỉnh phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương đó.

- Quan điểm thứ hai: cụm từ “mẫu lớn” được xem xét dưới góc độ phương thức tổ chức thực hiện, xuất phát từ quan điểm của người chỉ đạo và cách thức tiến hành của người nông dân cụ thể là “làm mẫu” trên một quy mơ “lớn”. Hay nói cách khác, đó là một hình mẫu điển hình về phương diện tổ chức sản xuất trên quy mô lớn, cùng áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, cùng thời vụ sinh trưởng và phát triển, gắn sản xuất với thị trường.

Dù nhận định theo quan điểm nào thì về bản chất, cánh đồng mẫu lớn vẫn thể hiện bản chất của mơ hình sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung quy mơ lớn. Vì vậy, có thể xem cánh đồng mẫu lớn có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu. Đặc điểm này giúp phân biệt với vườn cây cao su, cà phê hay chè.

- Diện tích trồng cây trồng đó trên cánh đồng phải lớn.

- Cánh đồng có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên rằng, cánh đồng có thể do một chủ (do kết quả tích tụ và tập trung ruộng đất) những cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó. Bình qn một hộ có từ 1-2ha ở

đồng bằng sông Cửu Long và 0,4-0,5ha ở đồng bằng sơng Hồng. Vì thế, một cánh đồng mẫu lớn có thể là sự tập hợp từ 30 đến 50 hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm hộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

- Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc điểm này đòi hỏi cánh đồng mẫu lớn phải sản xuất ra sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt. Để có sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt phải đồng nhất về giống và chất lượng giống, tạo sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, tiện cho áp dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu làm đất, tưới nước, gieo xạ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy, chế biến và tiêu thụ.

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân. Doanh nghiệp nắm vững nhu cầu thị trường, đặt hàng cho nông dân, cung cấp đầu vào và hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Nông dân thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn và bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Chỉ có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nơng dân trong chuỗi giá trị rõ ràng và minh bạch thì mới có thể tạo ra cánh đồng mẫu lớn.

- Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao: Đặc trưng này là cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất. Cánh đồng mẫu lớn phải đảm bảo đồng đều về năng suất, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Lợi ích của nơng dân, của nhà doanh nghiệp được đảm bảo. Với nghĩa đó, cụm từ “mẫu lớn” còn thể hiện làm mẫu về hiệu quả sản xuất.

Với những phân tích trên, kinh nghiệm xây dựng cánh đồng mẫu lớn nên được nhìn nhận tổng kết dưới hai liên kết chính:

- Xây dựng liên kết ngang, tổ chức nông dân hành động tập thể: quy hoạch sản xuất, sản xuất, bán sản phẩm…

- Xây dựng liên kết dọc trong chuỗi giá trị trên cơ sở những doanh nghiệp, hoặc tổ chức nông dân đủ khả năng tiếp cận thị trường đầu cuối, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trong chuỗi giá trị đến tận người tiêu dùng, dưới thương hiệu nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)