Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững (Trang 43)

2.2.1. Địa hình

Vũ Thư là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Đồng ruộng của huyện cao, thấp xen kẽ kiểu bát úp có độ dốc nghiêng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, giữa huyện hình thành lịng chảo chiếm 62,5% diện tích tồn huyện, có độ cao từ 1 - 2 m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.2.2. Đặc điểm khí hậu

Vũ Thư là huyện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa Đơng lạnh và khô hanh.

- Về lượng mưa:

Huyện Vũ Thư có lượng mưa năm khá lớn, đạt 1.757,3 mm với lượng mưa trung bình tháng là 146,4 mm. Trong đó những tháng có lượng mưa lớn là tháng 6,7,8 và tháng 9, đạt từ 151,7 – 378,6 mm; những tháng có lượng mưa thấp là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ đạt từ 15,0- 24,0 mm. Như vậy, với lượng mưa lớn trong năm đã tạo nhiều thuận lợi cho việc cung cấp nước cho ruộng cây trồng nhưng do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng nên đã gây nhiều khó khăn cho việc điều tiết nước trên đồng ruộng ở huyện Vũ Thư.

- Nhiệt độ:

Trên địa bàn huyện có tổng lượng nhiệt năm là 286.10C, với nhiệt độ trung bình tháng là 23,80C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7 ( từ 28,50C – 29,30C); tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (15,10C ). Biên độ nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 14,20C. Nhìn chung, điều kiện nhiệt độ ở đây thuận lợi cho việc trồng trọt quanh năm với 2 vụ cây ưa nóng và một vụ cây ưa lạnh.

- Số giờ nắng:

Tổng số giờ nắng cả năm là 1.219,6 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5 (175,7 giờ), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 1 (13,4 giờ). Với tổng số giờ nắng như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc đa dạng hoá các loại cây trồng và là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Bức xạ mặt trời lớn, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm.

- Độ ẩm khơng khí : dao động từ 87- 90%, mùa hè nóng ẩm và mùa đơng khơ hanh.

- Gió :

Gió thịnh hành là gió Đơng Nam thổi vào mùa hạ mang theo khơng khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-3m/giây. Mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc mang theo khơng khí lạnh

Nhìn chung khí hậu huyện Vũ Thư thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song sự phân hóa của thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như giông, bão, vịi rồng, gió mùa Đơng Bắc, thời tiết lũ lụt, hạn hán, khơ hanh, nồm, địi hỏi phải có các biện pháp phòng chống các hiện tượng thời tiết bất thường một cách cụ thể và hữu hiệu.

Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu của huyện Vũ Thư năm 2013 Các Các yếu tố khí hậu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ TB (độ C) 15,1 19,5 23,1 24,4 28,5 29,3 28,5 28,8 26,4 25,0 22,1 15,4 Số giờ nắng (giờ) 13,4 42,0 45,7 71,8 175,7 167,8 131,7 153,8 90,3 123,9 49,0 154,5 Lượng mưa các tháng (mm) 16,3 28,5 24,0 38,7 140,9 151,7 423,8 332,7 378,6 115,8 91,3 15,0 Độ ẩm không khí TB các tháng (%) 87 90 87 87 83 79 86 85 88 79 81 76

(Nguồn Cục thống kê tỉnh Thái Bình) 2.2.3.Chế độ thuỷ văn

Vũ Thư có một mạng lưới sơng ngịi phân bố thích hợp cho tưới tiêu phục vụ nơng nghiệp. Các hệ thống sơng chính gồm:

Sơng dẫn cấp I trên 50km gồm:

- Hệ thống sông Hồng, sông Trà Lý là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Sông Kiến Giang, sơng Cự Lâm, sơng Ngơ Xá, sơng Bạch; có trên 150km nhánh cấp II;III.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện cịn có nhiều sơng, ngịi, đầm, hồ, kênh phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp.

2.2.4. Đất

Quá trình hình thành đất của huyện là quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng. Việc lấn biển quá nhanh nên quá trình bồi tụ phù sa khơng hồn chỉnh

tạo thành các ô trũng nội đồng và các dải cồn cát biển cịn sót lại chạy theo hướng đơng nam (song song với bờ biển). Kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn huyện cho thấy: Địa hình tuyệt đối thấp nhất cao trình +0,4 với tầng đất dày 25-35cm là tới nền cát biển, độ cao tuyệt đối cao nhất là các dải cồn cát biển thuộc các xã Tân Phong, Tân Minh, Minh Quang, Hịa Bình, Song An, Trung An có cao trình từ +2,5 - +3 so với mực nước biển.

Tồn huyện có 2.698,53 ha là đất cát và cát pha chiếm 23,1% đất nông nghiệp. Đây là lợi thế so sánh với các địa phương khác trong tỉnh để phát triển vùng chuyên màu, vùng rau và các cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa.

Diện tích đất thịt nhẹ và thịt trung bình có 6.282,01 ha chiếm 53,7% đất nơng nghiệp rất thích hợp cho mở rộng sản xuất cây vụ đơng, cả cây trồng ưa nóng và ưa lạnh.

Diện tích đất thịt nặng và sét có 2.724,15 ha chiếm 23,3%.

Về địa hình tương đối, diện tích đất cao và vàn cao có 3.383,2 ha là điều kiện để quy hoạch vùng chuyên màu và sản xuất 2 vụ lúa, 2 vụ màu và vùng rau an tồn hàng hóa. Địa hình vàn thấp và trũng có 4.121,84 ha phân bố tập trung tại các xã ven đê và vùng nội đồng, trong đó tại các xã ven đê sông Hồng, sông Trà Lý đất trũng nhưng không chua nên quy hoạch thành vùng thủy sản tập trung là lợi thế hơn hẳn so với địa phương khác trong tỉnh.

Bảng 2.2. Tính chất đất huyện Vũ Thư.

Đơn vị: ha

STT Xã

Thành phần cơ giới Địa hình

Cát pha+cát Thịt nhẹ+Trung bình Thịt nặng+sét Cao, vàn cao Vàn Vàn thấp- trũng 1. Hồng Lý 278,12 107,66 22,85 84,12 248,34 76,20 2. Đồng Thanh 57,03 115,50 48,10 105,50 96,47 68,40 3. Xuân Hòa 29,53 357,70 38,80 84,84 112,02 229,17 4. Hiệp Hòa 38,71 145,23 214,02 122,83 136,83 138,30 5. Song Lãng 102,2 168,80 156,70 92,30 161,50 173,90 6. Việt Hùng 266,0 253,00 45,20 174,50 234,60 155,10 7. Minh Lãng 49,2 237,40 201,30 117,00 177,70 193,20 8. Phúc Thành 18,84 152,27 229,09 18.84 381,36 9. Tân Hòa 155,76 225,60 42,09 151,98 90,90 180,57 10. Tân Phong 57,40 232,60 162,71 113,00 133,50 206,21 11. Tân Bình 72,27 103,01 65,19 72,07 84,42 83,98 12. Bách Thuận 215,70 282,80 34,70 280,40 125,10 127,70 13. Tân Lập 48,78 323,52 90,87 221,65 59,78 14. Tự Tân 50,16 167,86 153,55 77,55 139,41 155,91 15. Dũng Nghĩa 82,80 126,40 43,00 72,10 24,10 156,00 16. Tam Quang 45,89 254,80 59,80 80,19 178,99 101,27 17. Minh Khai 114,19 236,82 91,12 115,80 152,32 174,01 18. Minh Quang 189,44 160,65 49,05 186,5 48,2 164,44 19. Thị Trấn 13,33 18,25 7,89 13,33 7,00 19,14 20. Hịa Bình 141,10 166,50 14,90 83,30 152,80 86,40 21. Song An 118,6 226,64 35,30 118,70 55,40 206,44 22. Trung An 106,75 166,60 49,23 117,39 139,84 65,35 23. Nguyên Xá 46,81 134,00 153,00 65,43 106,20 162,18 24. Vũ Tiến 24,91 331,54 119,91 182,10 54,44 25. Hồng Phong 103,44 303,73 10,74 227,52 99,16 61,23 26. Duy Nhất 57,39 364,25 84,41 99,86 262,86 143,23 27. Vũ Đoài 79,57 283,06 19,34 64,15 211,53 106,29 28. Việt Thuận 65,00 291,00 130,00 221,00 180,00 85,00 29. Vũ Vân 37,78 292,92 58,37 139,90 148,39 100,87 30. Vũ Vinh 19,43 162,05 47,31 48,25 99,62 80,92 31. Vũ Hội 12,40 221,39 124,85 24,07 209,77 124,85 Tổng 2.698,53 6.282,01 2.724,15 3.383,2 4.220,72 4.121,84

(Nguồn: “Báo cáo quy hoạch tổng thể vùng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020” của UBND huyện Vũ Thư)

2.2.5. Cơ cấu cây trồng

Tùy thuộc từng loại đất mà phù hợp với các loại cây trồng nhất định. Cơ cấu cây trồng huyện Vũ Thư như sau:

- Vùng Chuyên lúa: trên quỹ đất có địa hình vàn cao tập trung tại 27/31 xã trong huyện, trong đó có 8 xã quy mơ trên 100ha là: Hiệp Hịa, Minh Quang, Minh Khai, Minh Lãng, Tân Hòa, Tân Phong, Nguyên Xá, Vũ Hội.

- Vùng sản xuất 2 lúa và cây vụ đơng: được bố trí trên quỹ đất vàn và vàn cao thuộc 28/31 xã trong huyện, quy mơ trên 100 ha có 21 xã, quy mơ trên 150ha có 09 xã: Xuân Hòa, Việt Hùng, Song Lãng, Tam Quang, Minh Lãng, Tân Phong, Vũ Đoài, Duy Nhất. Cây vụ đông chủ yếu: cây ngô, đậu tương, khoai tây.

- Vùng chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày tập trung trên quỹ đất ngồi bãi đê sơng Hồng và sơng Trà, các xã vùng nội đồng có dải cồn cát biển cũ, phân vùng tại 28/31 xã, quy mơ diện tích từ 40-100 ha có 14 xã là Song Lãng, Hồng Lý, Dũng Nghĩa, Tự Tân, Hịa Bình, Minh Quang, Minh Lãng, Tân Phong, Tân Bình, Vũ Tiến, Vũ Đoài, Duy Nhất, Vũ Vân, Việt Thuận. Quy mơ diện tích trên 100ha có 05 xã: Việt Hùng, Minh Khai, Tân Hòa, Song An, Trung An. Vùng chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày được bố trí các cây trồng chính bao gồm: Cây lạc, cây ngô, khoai tây, cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, dâu); hoa và cây cảnh.

2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3.1. Dân số và lao động

Huyện Vũ Thư ngày nay được nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì. Bao gồm : 1 thị trấn và 29 xã với 204 thôn và 10 tổ dân phố.

Thực trạng dân số và lao động của huyện Vũ Thư năm 2010 – 2013 được trình bày trong bảng 2.3:

Bảng 2.3: Dân số và lao động của huyện Vũ Thư năm 2010 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2010 2011 2012 2013

1. Dân số trung bình Người 241.265 243.879 244.888 246.421

+ Dân số thành thị Người 6.085 6.098 6.106 6.112

+ Dân số nông thôn Người 235.180 237.781 238.782 240.309

2.Dân số trong độ tuổi lao

động Người 130.218 131.629 131.061 135.461

3. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên % 1,42 1,35 1,30 1,23

4. Lao động làm việc

trong các ngành kinh tế Người 127.175 128.553 124.057 125.556 + Làm nông nghiệp và

thuỷ sản Người 115.947 114.171 104.817 102.328

+ Công nghiệp và xây

dựng Người 9.453 11.036 15.477 15.967

+ Dịch vụ Người 1.775 3.346 4.153 7.261

5. Số hộ Hộ 64.467 65.215 65.948 66.512

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thư)

Tính đến năm 2013 dân số huyện Vũ Thư là 246.421 người trong đó dân số thành thị chiếm 2,48%; dân số nông thôn chiếm 97,52%.

Năm 2013 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của huyện chiếm 54,97% tổng nhân khẩu trong huyện. Đây là nguồn nhân lực đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về cơ cấu lao động: Qua bảng 2.3 cho thấy lao động nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 75,54%; công nghiệp và xây dựng chiếm 11,79%; dịch vụ chiếm 5,36% và lao động khác chiếm 7,31%. Số lao động nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm, cụ thể năm 2010 là 115.947 người đến năm 2013 còn 102.328

người; số lao động phi nơng nghiệp có chiều hướng tăng mạnh năm 2010 có 11.228 người đến năm 2013 là 23.224 người. Điều đó chứng tỏ cơ cấu lao động của huyện chuyển biến theo hướng tích cực từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CHN - HĐH nông thôn. Tuy nhiên, lao động của huyện hiện nay vẫn là lao động thủ cơng, chưa có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao. Do vậy, huyện cần có những giải pháp để nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động.

2.3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại: nông nghiệp 43,50%, công nghiệp, xây dựng cơ bản 34,37%, thương mại dịch vụ 22.13% huyện đã quy hoạch 2 cụm công nghiệp Tam Quang và thị trấn với diện tích gần 80ha. Vũ Thư đang tích cực đổi mới cơ chế quản lý, khai thác và phát huy các tiềm năng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đi đơi với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện công bằng xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh phát huy yếu tố nội lực, huyện cần đón nhận sự đầu tư của chính phủ, các tổ chức cá nhân bên ngoài vào đầu tư

Bảng 2.4. Tổng giá trị sản xuất theo các ngành qua một số năm Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng Cơ cấu theo ngành

kinh tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nông-lâm, thủy sản 2.472,5 3.086.8 3.198,7 3.310.4

Công nghiệp 1.173,0 1.499,7 1.616,6 1.798,9

Xây dựng 526.8 723,6 940,5 1.101,6

Dịch vụ 1.331,5 1.619,2 1.799,2 2.019,8

Tổng 5.503.8 6.929,3 7.555,0 8.230,7

(Nguồn Cục Thống kê tỉnh Thái Bình)

Qua bảng trên, tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 8.230,7 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2012, trong đó: Nơng - Lâm - Thuỷ sản tăng 3,37%; Công nghiệp tăng 10,13%; Xây dựng tăng 14,62%; Thương mại và dịch vụ tăng 11,0%.

Đặc điểm nổi bật của cơ cấu kinh tế xã hội huyện Vũ Thư trong 5 năm qua đã có chuyển biến theo xu hướng tích cực song cơ cấu kinh tế nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và giữ vai trò chủ lực. Cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp, thủy sản vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp. Chính vì vậy, cần có những chính sách dài hạn đầu tư vào lĩnh lực nông nghiệp.

2.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thơng. a. Giao thơng.

Mạng lưới giao thơng có vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá tồn diện, huyện có 9km quốc lộ 10 và 33 km tỉnh lộ, các tuyến đường huyện dài 80km, đường liên thơn, xóm dài 837 km, phần lớn đã láng nhựa và làm bằng vật liệu cứng. Đường thủy nội địa với các sơng chính dài 68 km, hình thành 26 bến đị, 2 bến phà ( Thái Hạc, Tịnh Xuyên) tạo nên những cửa khẩu giao lưu buôn bán sản phẩm làng nghề thuận lợi…

Hệ thống giao thông nông thôn gồm các đường liên huyện, liên xã đã được nhựa hóa và khá hồn chỉnh phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Hệ thống giao thơng nội đồng hiện có:

+ Hệ thống giao thơng vận chuyển bằng xe cơ giới có 118,14 km, phần lớn là đường đất có mặt đường rộng 2,5-3,0m.

+ Hệ thống giao thơng nội đồng vận chuyển bằng xe thơ sơ có 664,42km với mặt đường rộng 1,0-1,5m.

+ Hệ thống bờ mương máng vận chuyển thủ công 748,2km

b. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi huyện Vũ Thư phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình bao gồm: Vũ Thư, thành phố Thái Bình, Kiến Xương, Tiền Hải. Tồn bộ hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình được bao bọc bởi sông Hồng, sông Trà Lý và đê biển.

- Hệ thống đê: Bao gồm 2 tuyến đê chính là đê Hồng Hà dài 35,65km và đê Trà Lý dài 23,17km. Hai tuyến đê này thuộc hệ thống đê Quốc Gia với tổng chiều dài 58,82km;

- Hệ thống đê tuyến I dài 14,1km và đê bối có dân cư 24,4km. Như vậy, tổng chiều dài của các tuyến đê trong huyện là 96,32km. - Hệ thống cống dưới đê có 29 cống (tồn tỉnh có 244 cống).

- Hệ thống sơng ngịi nội đồng được hình thành dựa vào những ngịi lạch và quy luật triều lũ, từng bước được hoàn thiện phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và bảo vệ an tồn khi có thiên tai.

- Hệ thống trạm bơm điện: tồn huyện có 148 cái với tổng công suất 348.100m3/h.

Có thể thấy, hệ thống thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh, ngoài hệ thống kênh mương nội đồng được quy hoạch tương đối hồn chỉnh kết hợp với hệ thống sơng Hồng và sông Trà Lý đã cơ bản chủ động tưới tiêu cho khoảng 90% diện tích đất canh tác.

c. Hệ thống cấp thốt nước

Tồn huyện đã có nhiều nhà máy nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)