Đánh giá về hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững (Trang 76 - 78)

2.2.3 .Chế độ thuỷ văn

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn

3.3.3. Đánh giá về hiệu quả môi trường

Đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất là đánh giá mức độ đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến mơi trường, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất đai. Việc suy kiệt độ phì của đất là biểu hiện của thối hóa mơi trường. Vì vậy, việc cải thiện độ phì đất đóng góp cho việc cải thiện tài nguyên thiên nhiên và cịn tốt hơn cho chính mơi trường.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K.

Nguồn phân đạm bón cho cây trồng chủ yếu là từ đạm ure, phân lân tổng hợp NPK và Kali clorua. Căn cứ tỷ lệ các chất ghi trên bao bì sản phẩm, ta có tỷ lệ một số loại phân bón như sau:

- Đạm: chứa 46% tỷ lệ N;

- KCl là loại Kali được dùng phổ biến có chứa 60% K2O;

- Phân lân tổng hợp NPK: có chứa N, P2O5, K2O với tỷ lệ 5:10:3. Tức 5%N, 10% P2O5, 3% K2O.

Sử dụng kết quả điều tra nông hộ về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng hàng năm, đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ (2000). Kết quả cụ thể lượng phân bón cho cây trồng được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.9. So sánh tỷ lệ các chất trong sử dụng phân bón

Cây trồng

Theo chuẩn các chất Thực tế tỷ lệ trong Mơ hình CĐML

Thực tế tỷ lệ ngồi mơ hình CĐML

N P2O5 K2O N P2O5 K2O N P2O5 K2O

Lúa xuân 120- 130 80-90 30-60 124,7 83,4 50,1 146,8 75,0 25,7 Lúa mùa 80- 100 50-60 0-30 83,9 52,8 40,8 108,0 55,0 48,3 Đậu tương 30-40 0-60 40-60 44,1 50,0 40 35,5 25,0 67,5 Dưa lê 160 160 100 146,5 155,0 97,5 148,8 155,0 96,6

(Nguồn số liệu điều tra nơng hộ và tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý dẫn theo Nguyễn Văn Bộ, năm 2000).

Từ bảng trên cho thấy: Khi thực hiện mơ hình cánh đồng mẫu lớn, người dân đã được tiếp cận một phương thức sản xuất mới, được hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp canh tác mới. Do vậy, mức độ bón phân đạm cho cây trồng của người dân cũng tương đối phù hợp với tiêu chuẩn hơn so với những hộ ngồi mơ hình cánh đồng mẫu lớn.

Người nơng dân tham gia mơ hình được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh đồng loạt theo đúng kỹ thuật nên tăng năng suất và hiệu quả.

Việc sử dụng “3 cùng” (cùng giống, cùng đồng, cùng thời gian) nên việc điều tiết nước và chăm sóc được thuận lợi hơn nhiều so với trước, lúa chín tập trung nên có thể ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch. Các khâu kỹ thuật được áp dụng đúng quy trình 3 giảm – 3 tăng, nên lúa sinh trưởng đồng đều, sâu bệnh được khống chế, số lần phun thuốc trừ sâu và cỏ ít hơn hẳn so với mơ hình đại trà.

Mơ hình cánh đồng mẫu lớn mang lại nhiều lợi ích về mơi trường đất, nước. Với mơ hình trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu (đậu tương, dưa lê) góp phần thay đổi mơi trường đất từ yếm khí sang hảo khí sau 2 vụ lúa làm cho việc phân giải phân hữu cơ tốt hơn, tăng cường cải thiện chế độ khí cho đất, cải tạo đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)