Câu 44: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Y( gồm Cu và hai oxit của sắt ) bằng 260 ml dung dịch HCl 1M vừa đủ, thu được dung dịch Z chứa hai muối với tổng khối lượng là 16,67 gam. Giá trị của m là:
A. 11,60. B. 9,52. C. 9,26. D. 11,34.
Câu 45: Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã pư là bao nhiêu?
A. 0,24 mol. B. 0,16 mol. C. 0,40 mol. D. 0,32 mol.
Câu 46: Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
(3) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường. (4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (5) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
(6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro (trong điều kiện thích hợp) thì chúng chuyển thành chất béo rắn. Các nhận định đúng là:
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 47: Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic no mạch hở.
- Thí nghiệm 1: đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp T thu được a mol H2O.
- Thí nghiệm 2: a mol hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,6a (mol) CO2. Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
A. 31,76%. B. 46,67%. C. 25,41%. D. 40,00%.
Câu 48: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu
được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 48,3. B. 45,6. C. 57,0. D. 36,7.
Câu 49: Để nhận biết các dung dịch Al(NO3)3, Zn(NO3)2, FeCl3 chứa trong các lọ riêng biệt, ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 50: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X?
A. 5. B. 3. C. 2. D.6
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC -CAO ĐẲNG- LẦN 11NĂM HỌC : 2013-2014 NĂM HỌC : 2013-2014
MÔN THI : HÓA HỌC (Thời gian làm bài 90 phút) (Thời gian làm bài 90 phút)
Cho biết khối lượng nguyên tử theo đvC của một số nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23 ; Mg = 24; Al = 27, K = 39; Ca = 40 ; Fe = 56; Cu = 64, S = 32, Ag = 108, Ba = 137
Câu 1: Trong một bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 ở 100oC, 2 atm (có mặt xúc tác V2O5), nung nóng bình một thời gian sau đó làm nguội tới 100oC, áp suất trong bình lúc đó là p ; hiệu suất phản ứng tương ứng là h. Mối liên hệ giữa p và h được biểu thị bằng biểu thức nào dưới đây ?
Câu 2: Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI ; (2) F2 + H2O ; (3) MnO2 + HCl (to) ;
(4) Cl2 + dung dịch H2S ; (5) Cl2 + NH3 dư ; (6) CuO + NH3 (to); (7) KMnO4 (to) ; (8) H2S + SO2 ;
(9) NH4Cl + NaNO2 (to) ; (10) NH3 + O2 (Pt, 800oC). Số phản ứng tạo ra đơn chất là
A. 7 B. 6 C. 9 D. 8
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị 1 và oxit kim loại hóa trị 2 vào nước dư. Sau khi phản ứng xong được 500 ml dd X chỉ chứa một chất tan duy nhất và 4,48 lít khí H2. Tính nồng độ mol của dung dịch X
A. 0,2M B. 0,4 M C. 0,3M D. 0,25 M
Câu 4: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2 ,H2O , N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là
A. H2NC2H4COOH B. H2NC3H6COOH C. H2N-COOH D. H2NCH2COOH
Câu 5: Cho phenol phản ứng lần lượt với các chất: Na, NaOH, NaHCO3, HCl, C2H5OH, Br2, HNO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 6: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Giá trị của x là
A. 0,25 B. 0,15 C. 0,3 D. 0,45
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng trong nước được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không
khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z là
A. 30 gam B. 40 gam C. 26 gam D. 36 gam
Câu 8: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là
A. 6 : 11 B. 8 : 15 C. 11 : 28 D. 38 : 15
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có phân tử khối là 56 đvC. Biết khi đốt cháy X bằng oxi thu được sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O, X làm mất màu dung dịch brom. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 10: Cặp chất nào sau đây không thể phân biệt được bằng dung dịch brom
A. Stiren và toluen B. Glucozơ và Fructozơ