Câu 2: Cho m gam Fe tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 11,2 lít khí NO (đktc). Nhỏ tiếp HCl 1M từ từ vào dung dịch X cho đến khi không thấy khí NO thoát ra nữa thì dùng đúng 800 ml và thu được dung dịch Y. Vậy cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 132,2 gam B. 229 gam C. 148,2 gam D. 126 gam.
Câu 3: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,8 B. 8,2 C. 9,6 D. 9,4
Câu 4: Khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại ancol thì tỉ lệ nCO2 : nH2O tăng dần khi số nguyên tử C trong ancol tăng dần. Công thức của dãy đồng đẳng ancol là
A. CnH2nO, n>=3 B. CnH2n + 2O, n>=1 C. CnH2n – 6O, n>=7 D. CnH2n – 2O, n>=3
Câu 5: Trong số các polime sau: sợi bông (1); tơ tằm (2); len (3); tơ visco (4); tơ axetat (5); Nilon-6,6 (6); tơ enang (7). Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. (4), (6), (7). B. (2), (3), (4) C. (1), (4), (5). D. (1), (2), (3).
Câu 6: Một α- aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α- aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước.Vậy X là:
A. đipeptit B. tripeptit C. tetrapeptit D. pentapeptit
Câu 7: Cho A và B có cùng công thức phân tử là C4H8O2. A mạch nhánh, tác dụng với Na và NaOH.
B không tác dụng với Na và tác dụng được với NaOH tạo ra X và Y.
. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là:
A. CH3-CH(CH3)COOH, CH3COOC2H5.
B. CH2=C(CH3)COOH và HCOOCH(CH3)2.