Câu 13: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hoà tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có chất rắn tạo thành:
A. b>3a B. b>=2a C. b=2a/3 D. a>=2b
Câu 14: Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 17,08g X cho phản ứng hết với 200ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1), trong phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ. Khối lượng của phần rắn là:
A. 16,16g B. 28,7g C. 16,6g D. 11,8g
Câu 15: Nguyên tố R có 3 đồng vị: tổng số hạt p,n,e trong 3 đồng vị là 129 ,đồng vị thứ nhất có số p = n, đồng vị thứ 3 có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là:
A. 16 B. 15 C. 14 D. 13
Câu 16: Để thực hiện biến hóa: toluen -> X -> Y -> p-crezol , ta phải dùng thêm những hóa chất thuộc nhóm nào sau đây (kể cả chất làm xúc tác):
A. HNO3 đặc, H2SO4 đặc, NaOH. B. Cl2, HCl, dung dịch NaOH.
C. Fe, HCl, NaOH, HNO3 đặc. D. Fe, CO2, dung dịch KOH đặc, Br2.
Câu 17: Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng hết với 3,462g brom trong dung dịch . Hỏi tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong cao su là :
A. 2 : 3 B. 1 : 3 C. 1 : 2 D. 3 : 4
Câu 18: Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít
CO2 (đktc).Cho từ từ V1lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được 1,12 lít CO2 (đktc).Vậy V và V1 tương ứng là:
A. V = 0,25 lít ; V1 = 0,2 lít B. V = 0,15 lít ; V1 = 0,2 lít
C. V = 0,2 lít ; V1 = 0,15 lít D. V = 0,2lít ; V1 = 0,25 lít
Câu 19: Cho phản ứng sau: FeS2 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Tổng hệ số tối giản của các chất trong phương trình trên bằng :
A. 18 B. 19 C. 22 D. 21
Câu 20: Có thể dùng Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp để phân biệt được dung dịch các chất trong nhóm
A. C3H5(OH)3 và C12H22O11 (sacarozơ). B. C3H7OH và CH3CHO.