Khởi điểm của ông cũng là nguyên lý của Bentham: mục tiêu

Một phần của tài liệu 5970-thuyet-thuc-chung-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 53 - 54)

V. LÃNH VỰC SIÊU HÌNH VÀ TƠN GIÁO.

1- Khởi điểm của ông cũng là nguyên lý của Bentham: mục tiêu

của đời sống là tìm hạnh phúc lớn nhất cho rất nhiều người. Ở đ}y S. Mill hoạch định ý nghĩa hạnh phúc một c|ch rõ r{ng hơn, v{ nhấn mạnh trên khía cạnh xã hội. Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa vui sướng, khơng có đau khổ; bất hạnh: đau khổ vắng bóng hạnh phúc. Định nghĩa n{y ;ho{n to{n theo ý hướng thực chứng, và S. Mill không bao giờ bỏ hồn tồn. Ln ln ơng hiểu hạnh phúc theo nghĩa sung sướng, nhưng trên bình diện khả giác, bởi vì lý thuyết thực nghiệm của ông không cho phép hướng tới bình diện khác.

Tuy nhiên, ơng cũng có cố gắng đem lại một sự sửa chữa quan niệm nhằm đi ra khỏi thực nghiệm. Không nên như Bentham sắp các loại vui thích trong cùng một loại, nhưng phải xem xét đặc tính của chúng, theo thực chứng, bằng kinh nghiệm, nhưng cũng phải tham khảo những người có thẩm quyền, nghĩa l{ những người có nhiều kinh nghiệm về những thú vui khac nhau, mới có thể nói lên giá trị của chúng. S. Mill cũng đ~ khẳng định: thà làm một con người bất m~n, hơn l{ con lợn được thỏa mãn; thà làm một Socrate bất hạnh hơn l{ một anh chàng ngu xuẩn được thỏa mãn.

Hơn thế nữa, hạnh phúc, quy luật tối thượng của luân lý, không phải chỉ là hạnh phúc của t|c nh}n, nhưng cũng l{ hạnh phúc của những người có liên hệ. Giữa cái hạnh phúc riêng tư v{ hạnh phúc của người

khác, vị lợi địi hỏi ca nhân phải có một sự vơ tư thật lớn. “H~y l{m cho người khác những gì mà anh muốn cho họ làm cho anh; hãy u thương tha nh}n như chính mình”, đó l{ hai điều luật của sự hoàn hảo lý tưởng trong luân lý vị lợi. “Chỉ có một sự hy sinh duy nhất, là sự tận tâm lo cho hạnh phúc kẻ khác, nhân loại hoặc những cá nhân, trong giới hạn mà quyền lợi tập thể của nhân loại ấn định.

Tham vọng này tỏ ra qu| đ|ng đối với một nhà thực nghiệm nhất qu|n (conséquent) Nhưng S. Mill biện minh cho tham vọng này bằng cách gợi lên kinh nghiệm: trước hết, ngày nay những người có lý tưởng cao thượng kh| đơng; thứ đến, dựa v{o tư tưởng của A. Comte, có sự tiến bộ liên tục những tình cảm tha nhân, từ đó ơng hình dung trong tương lai một tình trạng xã hội trong đó mỗi người sẽ tìm thấy hạnh phúc khi thực hiện khẩu hiệu thực chứng: “Sống vì người kh|c”. Trong khi chờ đợi ngày mà vị lợi đồng nghĩa với tận dụng vô tư, ông đề nghị hai giải ph|p để có một kết quả cao nhất. Trước hết: thưởng-phạt theo luật pháp, hình phạt cho những cá nhân khinh khi hạnh phúc của tất cả mọi người; luật pháp phải bảo đảm quyền lợi của moi người hòa hợp với quyền lợi chung. Tiếp theo: giáo dục, có thể tạo nên trong tâm trí của mỗi cá nhân một sự liên kết bất khả phân ly giữa hạnh phúc riêng tư với hạnh phúc của những người khác, một c|ch đặc biệt, giữa hạnh phúc cá nhân và việc thực hiện những quy luật do quyền lợi chung đề ra.

Một phần của tài liệu 5970-thuyet-thuc-chung-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)