CHƢƠNG 3 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận:
3.1.2 Sinh kế của nông hộ:
Sinh kế của hộ hay một cộng đồng: Là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con ngƣời kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để khơng những kiếm sống mà cịn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng cịn đƣợc gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Sinh kế về cơ bản là phƣơng tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt đƣợc một đời sống tốt và duy trì nó. Tính bền vững của sinh kế thể hiện ở một số khía cạnh: mơi trƣờng, kinh tế, xã hội và thể chế (DFID, 1999). Hay nói cách khác phải dung hịa 4 yếu tố : Kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế.
Sinh kế bổ sung: là những sinh kế thêm vào sinh kế chính: kinh doanh tơm cá, vận chuyển khách du lịch, hƣớng dẫn viên du lịch,...
Sinh kế thay thế: là sinh kế khác, chỉ việc từ bỏ nghề này đề chuyển sang làm nghề khác.
Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi nó phát huy đƣợc tiềm năng con ngƣời để từ đó sản xuất và duy trì phƣơng tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đƣơng đầu và vƣợt qua áp lực cũng nhƣ các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không đƣợc khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trƣờng hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tƣơng lai, trên thực tế thì nó thúc đẩy sự hịa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tƣơng lai(Chambers và Conway, 1992; dẫn từ DFID, 1999).
Theo DFID (1999), sinh kế bền vững là khi chúng có thể ứng phó và phục hồi từ những căng thẳng và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản của mình, trong khi khơng phá hoại tài ngun thiên nhiên; không phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngồi, hoặc nếu có, bản thân sự trợ giúp cần bền vững về kinh tế và tổ chức; đảm bảo sự sản xuất và tái sản xuất dài hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; không làm tổn hại hoặc làm suy yếu các lựa chọn sinh kế khác nhau của nhóm khác nhau hay
17
thành phần khác nhau trong cộng đồng. Theo Ellis (2007), một số nhà nghiên cứu như Carswell (1997), Hussein và Nelson (1998) và Scoones (1998) đã sử dụng khái niệm này.
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là:
Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên hệ giữa những thành phần này.
Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng.
Nhấn mạnh sự tƣơng tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hƣởng tới sinh kế.
Hình 3.1.2.1 Khung sinh kế bền vững
Nguồn: DFID (1999)
Chiến lƣợc sinh kế: Chiến lƣợc sinh kế hộ gia đình phản ảnh phƣơng cách của một hộ gia đình làm thế nào để sử dụng các nguồn lực khả thi để đáp ứng đƣợc các nhu cầu của sinh kế. Ví dụ, một hộ gia đình nơng dân tìm kiếm đƣợc thức ăn và tạo đƣợc thu nhập thông qua việc đánh bắt cá. Để làm đƣợc việc đó, hộ gia đình này cần sử dụng một vài nguồn lực khả thi nhƣ sau:
18
- Nguồn lực con ngƣời: hiểu biết và kinh nghiệm về công việc đánh cá, sức khoẻ, có lao động.
- Nguồn lực tự nhiên: cá đƣợc bắt từ biển (ngƣ trƣờng, nguồn lợi). - Nguồn lực tài chính: tiền đƣợc vay từ ngân hàng, ngƣời thân,…
Một hộ gia đình có thể có thể có một vài cách tìm kiếm thức ăn khác nhau, một vài nguồn thu nhập khác nhau, hoặc một vài cách tạo thu nhập khác nhau. Các hoạt động có thể thay đổi theo mùa. Hoạt động có thể ln ln thay đổi hoặc có thể thay đổi để đáp ứng các sự kiện nhất định nhƣ mƣa bão hoặc trong giai đoạn khan hiếm các nguồn thu nhập. Toàn bộ các hoạt động này bao gồm chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình. Một điều rất quan trọng là trong các cộng đồng ven bờ có thể có một vài nhóm hộ gia đình khác nhau với những đặc trƣng về kinh tế xã hội khác nhau và có các cách tiếp cận với các nguồn lợi khác nhau. Vì vậy, họ sẽ có những vấn đề về sinh kế khác nhau, các giải pháp chọn lựa và chiến lƣợc khác nhau.
Hình 3.1.2.2 Chiến lƣợc sinh kế
Đánh giá sinh kế: Là việc xem xét các thành tố trong khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình trong bối cảnh điều kiện kinh tế- xã hội ở địa phƣơng đó.
3.1.2.2 Các nguồn lực để phát triển sinh kế:
Để đạt tới mức độ bền vững rõ ràng là một cộng đồng, một hộ gia đình hay cá nhân cần có một số tài sản đƣợc khái niệm hóa là “năm loại vốn” cần có để có đƣợc sinh kế bền vững:
19
- Vốn tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất đai, rừng, nƣớc và đồng cỏ, là giới hạn sử dụng vốn tài nguyên thiên nhiên mà từ đó tạo ra các nguồn hàng hóa và 25 dịch vụ (tránh đất bị bạc màu và thối hóa, chống sự sói mịn, mùa màng, rừng, cây dại, nƣớc và đất… ) đƣợc chuyển hóa để sử dụng cho sinh kế một cách hữu ích.
- Vốn con người: sức khỏe, mức độ dinh dƣỡng, kỹ năng và trình độ học vấn, là những kỹ năng, kiến thức, sự sáng tạo, kinh nghiệm, khả năng lao động và sức khỏe tốt,... cho phép con ngƣời theo đuổi những chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của họ.
- Vốn tài chính: biểu hiện nguồn tài chính (tiền mặt, tiền tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng,…) mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của họ. Sử dụng đƣợc định nghĩa ở đây không phải là sức mạnh kinh tế mà nó gồm có dịng chảy của hàng hóa cũng nhƣ vốn và nó có thể phân phối để tiêu thụ cũng nhƣ sản xuất.
- Vốn vật chất: bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh doanh, các dịch vụ, sản xuất hàng hóa cơ bản cần thiết để hỗ trợ sinh kế nhƣ: nhà cửa, nguồn nƣớc, nhà vệ sinh, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…
- Vốn xã hội: vốn xã hội đƣợc định nghĩa là các nguồn lực xã hội mà mọi ngƣời rút ra trong việc theo đuổi các mục tiêu sinh kế của họ. Vốn xã hội đƣợc khái quát nhƣ sau:
(1) Tƣơng tác mà mọi ngƣời tăng khả năng làm việc cùng nhau.
(2) Thành viên của nhiều nhóm chính thức điều chỉnh bởi các quy tắc đƣợc chấp nhận và định mức.
(3) Các mối quan hệ của lòng tin để tạo điều kiện hợp tác, giảm chi phí giao dịch. Vốn xã hội là các mối quan hệ họ hàng, bàn bè, xã hội kể cả các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức chính thức mà một ngƣời có thể dựa vào đó để mở rộng các giải pháp sinh kế, là nguồn xã hội mà trong đó con ngƣời rút ra trong việc chạy theo mục tiêu sinh kế của mình. Nó là chất lƣợng các mối quan hệ ngƣời với ngƣời và trong một chừng mực nào đó nó là sự ủng hộ của gia đình hay sự giúp đỡ lẫn nhau.
20
Đánh giá tài sản sinh kế là nhiệm vụ phức tạp bởi vì sự nhận ra và duy trì cân bằng giữa số lƣợng và chất lƣợng cho biết mối liên quan mỗi nguồn vốn với sinh kế.