Cơ sở của biện pháp

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CHO HỌC SINH (Trang 44 - 52)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp

2.2.1. Cơ sở của biện pháp

Mục tiêu đào tạo của một nền giáo dục phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội trong đó nền giáo dục tồn tại và phát triển. Muốn đổi mới nền giáo dục, trước hết là phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Bàn về mục tiêu giáo dục, quan điểm được thừa nhận rộng rãi hiện nay là phải chuẩn bị cho người học khả năng áp dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các bối cảnh và các vấn đề mới, hình thành thói quen tự học và học tập suốt đời.

Theo văn bản mới nhất của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng 7/2017, mục tiêu của giáo dục được đặt trọng tâm vào việc đào tạo ở bậc phổ thông theo hướng tiếp cận các phẩm chất và năng lực. Giáo dục tốn học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mơ hình hóa tốn học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các cơng cụ và phương tiện học tốn; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng tốn học, giữa Tốn học với các mơn học khác và giữa Toán học với đời sống thực tiễn.

Các bài toán thuộc nội dung số và phép tính trong chương trình mơn Tốn tiểu học rất nhiều, chiếm dung lượng lớn. Dạng bài này chủ yếu rèn kĩ năng tính tốn, áp dụng trực tiếp quy tắc, cơng thức, tính chất. Tuy dạng bài này tương đối dễ nhưng đòi hỏi học sinh phải tư duy phân tích nhiều mới có thể giải được bài tốn.

Làm cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về số học 4

Trong khi dạy học từng tiết, từng bài GV cần phải có phần củng cố kiến thức trong tiết học, bài học đó để HS nắm chắc được nội dung kiến thức mà họ vừa được học. Đặc biệt GV cần hệ thống lại những kiến thức mà HS cần phải

38

nắm được trong từng chương thông qua tiết ôn tập chương. Việc làm này là hết sức cần thiết đặc biệt là với việc dạy học theo phương pháp phát triển năn lực tư duy. Vì khi nắm được các kiến thức cơ bản thì HS mới có thể phát hiện ra được vấn đề cần giải quyết và giải quyết chúng một cách chính xác và nhanh nhất.

Ví dụ: Cách dạy học sinh đọc các số tự nhiên

Để đọc được các số tự nhiên ta đọc từ trái sang phải, hay từ hàng cao tới hàng thấp. Các chữ số từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn …

Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.

Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hơp thành lớp nghìn. Mơn Tốn được xem là mơn học có nhiều cơ hội giúp HS phát triển trí tuệ nhất. Tuy nhiên, việc phát triển trí tuệ nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào cách giải một bài toán như thế nào. GV cần linh hoạt tổ chức cho HS giải các bài toán theo nhiều cách khác nhau vì mỗi cách giải đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Từ đó giúp HS rút ra được những kinh nghiệm để giải một bài tốn nhanh hơn và chính xác hơn.

Phát triển năng lực tƣ duy phân tích và tổng hợp tốn 4 thơng qua tình huống kể chuyện.

Trong mơn Tốn học, mỗi định lý mỗi tính chất đều do các nhà Tốn học nổi tiếng nghiên cứu, tìm tịi và phát hiện ra các tính chất, định lý đó. Chúng ta có thể kể cho học sinh nghe các câu chuyện về các nhà Tốn học. Họ đã tìm tịi và phát hiện ra các tính chất, định lý đó như thế nào? Nhờ đó học sinh sẽ mở rộng hơn vốn hiểu biết của mình về lịch sử Tốn học, và kích thích sự hứng thú trong học tập của các em.

Ví dụ: Khi học về số đo thời gian, số đo độ dài:

Giáo viên kể chuyện: Một người ưa chính xác

Một người khách đi về thành phố dự tiệc. Gặp một người thanh niên vẻ thông minh ngồi uống nước bên quán nước bên đường, người khác hỏi:

39

- Từ đây về thành phố đi hết bao lâu, anh bạn trẻ?

Người thanh niên quay mặt về phía người khách, có ý dị xét nhưng khơng nói năng gì. Người khách thấy vậy bèn đi tiếp về phía thành phố. Người khách đi được mươi bước thì nghe thấy người thanh niên nói với theo:

- Ông đi từ đây về thành phố hết 1 giờ 30 phút. Thấy lạ, bà cụ bán quán bèn hỏi chàng trai:

- Sao anh không trả lời người ta ngay mà để người ta đi rồi mới nói với theo?

Theo con, anh thanh niên ấy trả lời bà cụ như thế nào? Giáo viên để học sinh phát biểu ý kiến.

Chàng trai nói:

- Cháu phải xem ông ta đi mười bước được bao nhiêu mét và hết bao nhiêu lâu thì mới có thể trả lời chính xác ơng ấy được, cụ ạ!

Ví dụ: Khi dạy về phân số:

Giáo viên kể chuyện vui: Nhà thơ và nhà toán học

Một nhà thơ lớn của nước anh viết bài thơ nổi tiếng “ Trường ca về cuộc sống”. Một hôm nhà thơ nhận được một bức thư của một nhà tốn học có uy tín của thành phố gửi đến phê bình bài thơ. Thư viết “ Thưa ngài, thơ của ngài rất hay nhưng quá sai sự thật. Ngài viết: Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra, cũng khoảnh khắc đó lại một con người chết đi. Vậy ngài lý giải thể nào về chuyện dân số nhân loại ngày càng tăng. Tôi tha thiết đề nghị ngài chữa lại: Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy 1/6 con người chết đi. Thực ra khơng phải chính xác là 1/6 mà là một con số lẻ phức tạp hơn nhiều, nhưng tôi tạm để như vậy cho ngài gieo vần. Mong ngài hiểu cho”.

Vào đề khi giảng nội dung mới: Việc này cần thiết ngay từ đầu giờ lên

lớp để thu hút được học sinh dẫn dắt các em tự giác tìm hiểu nội dung. Ví dụ 1: Khi dạy bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”

40

Mẹ cho hai anh em 8 cái kẹo, mẹ bảo anh lớn nên nhường em phần nhiều hơn, em phải được nhiều hơn anh 2 cái. Nếu là anh con sẽ làm thế nào?

- Học sinh sẽ nói ngay: Anh 3 cái – em 5 cái. Làm thế nào để chia được như vậy:

- Lấy 8 chia cho 2 được 4. Sau đó anh đưa cho em 1 cái.

- Bỏ riêng 2 cái ra, còn 6 cái chia đều cho 2 anh em mỗi người được 3 cái, sau đó đưa cho em 2 cái đã được để riêng.

Các em có nhiều cách giải quyết, nhưng cách nào chặt chẽ và hiệu quả chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài ngày hơm nay.

Ví dụ 2: Khi dạy về phân số:

Giáo viên đưa ra 2 tình huống:

Tình huống 1: Đưa ra 4 quả bóng bay và giơ từng quả lên hỏi:

Đây là mấy quả: - Một quả Biểu diễn bằng số mấy? – Số 1 Giáo viên đưa ra 2 quả:

Đây là mấy quả? – Hai quả Biểu diễn bằng số mấy? – Số 2

Tình huống 2: Giáo viên cắt 1 quả cam thành 4 phần bằng nhau, đưa ra

từng phần và hỏi:

Một miếng gọi như thế nào? Biểu diễn bằng số 1 (quả) được không? Như vậy phải gọi như thế nào? Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một loại số mới, không phải là số tự nhiên mà chúng ta vẫn học, đó là phân số.

Phát triển năng lực tƣ duy và phân tích tổng hợp thơng qua một số trị chơi học tốn

Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập:

Nguyên tắc 1: Trị chơi phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình phải chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng.

41

Nguyên tắc 2: Trò chơi phải đảm bảo nội dung dạy học, đồng thời phải đảm bảo tính chính xác, tính thiết thực và tính hiện đại.

Nguyên tắc 3: Trò chơi phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh.

Nguyên tắc 4: Trò chơi phải đảm bảo tính sư phạm

Ngun tắc 5: Trị chơi phải có tính hệ thống, logic: các trị chơi được thiết kế trong chủ đề cần được sắp xếp theo độ khó tăng dần để phù hợp với khả năng tiếp cận của học sinh. Trong quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa cần phải thiết kế những trị chơi ở mức độ vừa với mức độ nhận thức của học sinh để nâng cao dần trình độ, khả năng nhận thức của học sinh.

Vì vậy, việc thiết kế hệ thống trò chơi phải được thiết kế dựa trên những nguyên tắc này để đảm bảo các mục tiêu và kiến thức, kỹ năng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Quy trình thiết kế trị chơi học tập:

Bước 1: Tên trò chơi.

Tên trị chơi phải đảm bảo hai tiêu chí:

Về nội dung: Tên trò chơi, liên quan đến luật chơi hay gợi mở cách thức chơi. Về hình thức: Tên trị chơi phải ngắn gọn, dễ hiểu, từ ngữ trong sáng, có thể lấy từ tên các câu chuyện, tên bài học. ..

Bước 2: Mục tiêu trò chơi

Trước khi đi và thiết kế trò chơi của trẻ, người thiết kế phải xác định được rõ ràng mục tiêu của cuộc chơi vậy tức là phải trả lời được câu hỏi chơi để làm gì.

Bước 3: Xác định đối tượng, thời gian và địa điểm chơi

Quy định rõ ràng thời gian chơi, luật chơi cho người chơi nắm được. Xác định trước địa điểm chơi ở trong lớp, ngoài sân trường, sân vận động. Với không gian động, hẹn. Nếu tổ chức ở trong lớp để dễ dàng quản lý học sinh tránh các tai nạn, tiết kiệm thời gian.

42

Phương tiện chơi có thể do giáo viên chuẩn bị trước mặt học sinh sưu tầm chước theo sự phân công của giáo viên. Các phương tiện chơi phải đảm bảo phục vụ thiết thực cho cuộc chơi là hình ảnh phải sắc nét, rõ ràng.

Bước 5: Luật chơi, cách chơi.

Luật chơi bao gồm cách thức chơi vậy chơi như thế nào, vai trò, nhiệm vụ của từng người quy định rõ ràng, những điều người chơi phải tuân thủ trong quá trình chơi, những hành vi nào ghi bạn mà chơi, trong trường hợp nào sẽ bị khiển trách, khơng tính điểm.

Bước 6: Các hoạt động

Các hoạt động chơi là những hoạt động mà người chơi thực hiện trong quá trình chơi.

Chuẩn bị. Tiến hành chơi.

Tổng kết, đánh giá trò chơi.

Ví dụ: TRỊ CHƠI “ BINGO”

Bước 1: Tên trị chơi: TRỊ CHƠI “ BINGO” Bước 2: Mục tiêu trò chơi

Cũng cố, khắc sâu kiến thức về nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong mơn tốn lớp 4.

Tạo hứng thú, niềm vui trong học tập cho học sinh. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và tinh thần đồng đội, trách nhiệm.

Bước 3: Xác định đối tượng, thời gian và địa điểm chơi

Số người tham gia: chia thành hai nhóm chơi. Nhóm 1: 20 học sinh.

Nhóm 2: 30 học sinh.

Thời gian chơi: trong vòng 10 phút.

Địa điểm chơi: trong lớp học, các phịng học có máy chiếu.

43

Giáo viên: chuẩn bị bài soạn trên power point và bốn chiếc cờ. Học sinh: Có thể sử dụng bút, giấy nha, có.

Bước 5: Luật chơi, cách chơi.

Trị chơi có 9 câu hỏi trong 9 ơ vng nhỏ, trong vòng 15 giây, đội chơi sẽ trả lời câu hỏi từ một khuôn là đội mình đã chọn. Nếu đội chơi trả lời sai thì chuyển sang lượt chơi của đội tiếp theo. Nếu đội chơi trả lời đúng thì đội đó sẽ được dấu “X” vào ơ vng đó. Nếu đội nào tìm ra được 3 dấu tích đầu tiên tạo thành một hàng dọc ngang chéo hoặc tìm được 4 điểm ở bốn góc, đội chơi kêu to lên “Bingo” và đi chơi sẽ giành chiến thắng.

Bước 6: Các hoạt động

Giáo viên giới thiệu trò chơi, mục tiêu và kiến thức của trò chơi. Giáo viên làm trọng tài. Giáo viên nêu luật chơi của trò chơi.

Hoạt động 1: Tiến hành chơi

Trước khi bắt đầu trò chơi, giáo viên phát cho mỗi đội một chiếc cờ sau khi giáo viên hồ bắt đầu trò chơi, đội nào giơ cờ nhanh hơn sẽ được chơi trước. Giáo viên chiếu slide lên ô vuông. Đội chơi sẽ trả lời một câu hỏi từ một ơ vng đã chọn trong vịng 15 giây. Nếu trả lời sai thì chuyển sang đội chơi của đội tiếp theo. Nếu trả lời đúng thì đội đó sẽ được tích một dấu “X” vào ơ vng đó. Cứ như thế cho đến khi đội nào tìm được ra 3 dấu tích tạo thành một hàng dọc, ngang, chéo hoặc tìm được bốn điểm ở bốn góc, đội chơi kêu to lên Bingo và đội chơi sẽ giành chiến thắng.

Hoạt động 2: Tổng kết, đánh giá trò chơi

Giáo viên nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự. Trao thưởng cho đội thắng cuộc.

Nhận xét: Trò chơi này nhằm cùng cố các kiến thức về phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong mơn tốn lớp 4 trong bài học, thơng qua trị chơi các em có thể ơn tập một cách tích cực kiến thức trong bài học. Trị chơi

44

cũng giúp các em rèn luyện các vấn đề như: Ý thức trách nhiệm cao, gắn bó đồng đội, tích cực hoạt động vì danh dự của đội.

Bộ câu hỏi của trò chơi:

Câu 1: Số bốn mươi lăm nghìn ba trăm linh tám được viết là:

A. 45307. B. 45308 C. 45380 D. 45038

Câu 2: Tìm x biết: x : 3 = 12 321

A. x = 4 107 B. x = 417 C. x = 36 963 D. x = 36 663

Câu 3: Tính chu vi hình sau:

A. 6cm B. 10 cm C. 8cm D. 12cm

Câu 4: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 620 kg gạo. Hỏi trong 7 ngày

cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? (Biết rằng số gạo mỗi ngày bán được là như nhau).

A. 4340 kg B. 434 kg C. 217 kg D. 2170 kg

Câu 5: Số bé nhất trong các số sau: 785432; 784532; 785342; 785324 là:

A. 785432 B. 784532 C. 785342 D. 785234

Câu 6: Giá trị của biểu thức: 876 – m với m = 432 là:

A. 444 B. 434 C. 424 D. 414

Câu 7: Giá trị của biểu thức 8 x a với =100 là:

A. 8100 B. 800 C. 1008 D. 1800

Câu 8: Tính chu vi hình vng cạnh a với a = 9 cm

45

Câu 9: Số 870549 đọc là:

A. Tám mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi chín. B. Tám trăm bảy mươi nghìn bốn trăm năm mươi chín. C. Tám trăm linh bảy nghìn năm trăm bốn mươi chín. D. Tám trăm bảy mươi nghìn năm trăm bốn mươi chín.

2.2.2. Thiết kế tổ chức các tình huống dạy học mạch nội dung hình học và đo lƣờng phát triển năng lực tƣ duy phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CHO HỌC SINH (Trang 44 - 52)