Thiết kế tổ chức các tình huống dạy học mạch nội dung hình học và

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CHO HỌC SINH (Trang 52 - 60)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp

2.2.2. Thiết kế tổ chức các tình huống dạy học mạch nội dung hình học và

2.2.2.1. Cơ sở của biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tơi đề xuất một tiến trình dạy học ưu tiên xây dựng những tri thức bằng khai thác, thử nghiệm và thảo luận nhằm phát triển tối đa NL học sinh trong dạy học Tốn. Học sinh tự mình thực hiện hoạt động thực hành với các công cụ, phương tiện học tập, tự suy nghĩ và thảo luận để lĩnh hội kiến thức cho chính mình. Học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động; Học sinh học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn, bằng hỏi đáp với các học sinh cùng lớp (theo nhóm làm việc 2 người hoặc với nhóm lớn), bằng cách trình bày quan điểm cá nhân của mình, đối lập với quan điểm của bạn và về các kết quả thực hành để kiểm tra sự đúng đắn của nó.

Tình huống xuất phát/ câu hỏi nêu vấn đề: Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Tuy nhiên có những trường hợp khơng nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể). Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.

Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tị mị, thích tìm tịi của học sinh nhằm

46

chuẩn bị tâm thế cho các em trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, khơng được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc khơng) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành cơng.

Tình huống có vấn đề là một tình huống gây ra cho học sinh những khó khăn về mặt lí luận hay thực tiễn mà họ cần thiết để giải quyết và có khả năng để vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc giải quyết ngay nhờ vào một quy tắc, một thuật giải đã có sẵn mà nó là kết quả của một q trình tích cực tư duy, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Như vậy, tình huống có vấn đề là tình huống được đặt ra trong đó khi học sinh hoạt động tác động tương tác với các đối tượng trong môi trường học tập sẽ phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, gây trở ngại cho học sinh trong việc giải thích hiện tượng, sự kiện… khi chưa thể đạt đến mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc trước đó.

Nhờ vậy mà nó thúc đẩy và kích thích học sinh tìm tịi hướng giải quyết mới là hoàn toàn phù hợp với cơ sở tâm lí của con người. Do đặc điểm của học sinh tiểu học, các vấn đề được hướng tới là những vấn đề đơn giản (để giải quyết nó khơng cần tới một quá trình suy luận dài dòng, phức tạp). Phần lớn các vấn đề được phát hiện và được giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan (thơng qua quan sát các số, các hình ảnh thực, thông qua việc thử nghiệm với các trường hợp cụ thể để rút ra các kết luận khái quát).

Trong chương trình lớp 4, các bài tốn về đo lường và hình học giữ vai trị rất quan trọng. Khi giải các bài toán này, học sinh phải biết vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết như: cách giải các loại toán điển hình; các phép tính số học trên số tự nhiên, phân số và số đo các đại lượng; cách tính giá trị những “đại lượng” thơng dụng trong cuộc sống; cách sử dung tiếng việt để trình bày và diễn đạt.

47

Ngay từ lớp 2, HS đã được học cách tính độ dài đường gấp khúc. Có thể nói đây là sự chuẩn bị “từ xa” cho việc học về chu vi của lớp 4. Vì chu vi của một hình chính là độ dài đường gấp khúc khép kín tạo bởi các cạnh của hình đó.

-Quy trình giải:

Bước 1: Cho học sinh tính chu vi một hình (hình chữ nhật, hình vng, hình thoi, hình bình hành) theo cách trực tiếp.

Ví dụ: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm là: 4 cm + 3 cm + 4 cm + 3cm = 14 cm

Bước 2: Biến đổi biểu thức để rút ra cách tính gián tiếp: ( 4cm + 3cm) + (4cm + 3cm) = (4cm + 3cm) x 2

Chu vi hình chữ nhật bằng: (dài + rộng)

Bước 3: Dùng cơng thức chữ để khái qt hóa quy tắc trên:P = (a + b) x 2 Bước 4: Luyện tập:

-Tính chu vi HCN khi đã cho trước độ dài các cạnh.

-Tính chu vi HCN chưa cho trước độ dài các cạnh (HS tự đo độ dài các cạnh dựa vào hình vẽ cho sẵn).

-Giải tốn có lời văn liên quan đến chu vi HCN.

2.2.2.2. Cách tiến hành biện pháp

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn (đọc kĩ đề để xác định cái đã cho, cái phải tìm)

Bước 2 : Phân tích, tìm cách giải bài tốn: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt đề tốn dưới dạng sơ đồ, hình vẽ, hoặc ngơn ngữ ngắn gọn; phân tích bài tốn để thiết lập trình tự giải.

Bước 3: Tổng hợp kiến thức tìm ra lời giải.

Ngồi ra cịn một số bài tốn cần có sự suy luận, biến đổi trước khi tính tốn. Cơng thức tính chu vi diện tích của các hình.

48

- Cơng thức tính chu vi hình bình hành: P (a b) x2 - Cơng thức tính diện tích hình bình hành: S a x b

- Hình thoi

- Cơng thức tính chu vi hình thoi: P a x 4

- Cơng thức tính diện tích hình thoi: - Hình chữ nhật - Cơng thức tính chu vi hình chữ nhật: P (a b) x2  - Cơng thức tính diện tích hình chữ nhật: A a x b - Hình vng a: Cạnh đáy b: Cạnh bên h: Chiều cao a: Chiều dài b: Chiều rộng a: Độ dài cạnh m,n: Độ dài hai đường chéo.

49

- Cơng thức tính chu vi hình vng: P a x 4 - Cơng thức tính diện tích hình vng: S a x a Ví dụ: Bài “Diện tích hình thoi”

- Những kiến thức liên quan:

+ Đặc điểm hình thoi và tính chất trung điểm.

+ Cách tính diện tích hình bình hành thơng qua hoạt động cắt ghép hình. + Cơng thức tính diện tích hình chữ nhật.

- Mục tiêu của hoạt động: Tìm cơng thức tính diện tích hình thoi. Học sinh tự hình thành cơng thức tính diện tích hình thoi thơng qua hoạt động cắt ghép hình.

- Trước hết ta xét xem đây có phải là tình huống có vấn đề khơng.

+ Tồn tại một vấn đề: Học sinh chưa biết cơng thức tính diện tích hình thoi. + Gợi nhu cầu nhận thức: Học sinh muốn biết cơng thức tính diện tích hình thoi.

+ Gây niềm tin ở khả năng: Mặc dù học sinh chưa biết cơng thức tính diện tích hình thoi nhưng học sinh đã biết đặc điểm hình thoi, tính chất trung điểm, cơng thức tính diện tích hình chữ nhật, biết cách tính diện tích hình bình hành thơng qua hoạt động cắt ghép hình.

- Triển khai hoạt động học “Diện tích hình thoi”.

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn “Cho hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích hình thoi ABCD”.

50

Bước 2: Phân tích, tìm cách giải bài tốn.

+ Học sinh phát hiện vấn đề: Tìm cơng thức tính diện tích hình thoi. + Học sinh phân tích vấn đề: Hình thoi có bốn cạnh bằng nhau và hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên có thể cắt ghép hình thoi thành hình chữ nhật để tính diện tích.

+ Học sinh giải quyết vấn đề: Cắt hình thoi thành hình chữ nhật.

+ Học sinh trình bày giải pháp và giải thích, trình bày con đường đi hình thành kết quả đó.

Bước 3: Tổng hợp kiến thức , tìm ra lời giải.

+ Rút ra quy tắc tính diện tích hình thoi: diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo).

+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cách khác để tính diện tích hình thoi nếu có thể. Trong q trình dạy học hình thành một đơn vị kiến thức, kĩ năng nào đó, chúng ta quan tâm đến ba giai đoạn: trước khi dạy, trong khi dạy và sau khi dạy.

+ Trước khi dạy: Chuẩn bị kiến thức gần gũi, cần thiết cho học sinh. Xây dựng tình huống, xác định đối tượng học sinh và cách thức tổ chức dạy học. Chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học.

+ Trong khi dạy: Tổ chức triển khai kế hoạch dạy học, xử lí các tình huống nảy sinh. Tổ chức triển khai tình huống có vấn đề. Tổ chức hoạt động của học sinh nhằm phát hiện vấn đề, gợi động cơ giải quyết vấn đề cho học sinh. Tổ chức các hình thức học tập: cá nhân, nhóm, đồng loạt để giải quyết vấn đề. Hoạt động phân hóa của giáo viên trong tổ chức học sinh giải quyết vấn đề. Can thiệp thích hợp của giáo viên vào hoạt động của các đối tượng học sinh. Tổ chức thảo luận về giải pháp giải quyết vấn đề. Phân tích lời giải đưa ra tri thức mới.

51

+ Sau khi dạy: Củng cố một số kĩ năng và kiến thức đã hình thành trong quá trình giải quyết vấn đề, chuẩn bị cho việc phát hiện và giải quyết vấn đề tiếp theo.

Ví dụ 1: Tính diện tích hình chữ nhật có chu vi bằng 24cm và chiều rộng bằng chiều dài?

Phân tích bài tốn:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn, xác định cái đã cho (chu vi 24cm, chiều rộng chiều dài), cái phải tìm (diện tích hình chữ nhật).

Bước 2 : Tìm cách giải bài tốn: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt đề tốn, phân tích bài tốn để thiết lập trình tự giải.

-Tóm tắt: Chu vi: 24cm.

Chiều rộng: chiều dài. Diện tích hình chữ nhật?

-Trình tự giải:

Ta xác định đây không phải bài tốn điển hình. Ta tiến hành chia bài toán thành 2 bài tốn thành phần:

(1): Tính tổng chiều dài chiều rộng khi biết chu vi hình chữ nhật: Nửa chu vi hình chữ nhật là: (cm)

(2): Tính diện tích hình chữ nhật biết tổng chiều dài chiều rộng bằng 12cm và chiều rộng bằng chiều dài. Ta tiếp tục chia bài toán này thành 2 bài toán đơn giản hơn:

+ Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật khi biết tổng chiều dài, chiều rộng bằng 12cm và chiều rộng bằng chiều dài:

Chiều dài hình chữ nhật là: (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: (cm)

52

+ Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài bằng 9cm, chiều rộng bằng 3cm.

Diện tích hình chữ nhật là: (cm2 )

Bước 3: Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại) và viết bài giải.

Tổng hợp: Trên cơ sở phân tích học sinh thực hiện các thao tác tổng hợp từ đó nhận thức rõ các mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và cần tìm và nêu được trình tự các bước cần thực hiện để giải bài tốn đó và trình bày lời giải.

Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: (cm) Ta có sơ đồ sau: Chiều rộng: |----------| Chiều dài: |----------|----------|----------| Tổng số phần bằng nhau là: (phần) Chiều dài hình chữ nhật là: (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: (cm) Diện tích hình chữ nhật là : (cm2) Đáp số : 27 cm2

Ví dụ 2: Tính diện tích một hình bình hành có độ dài cạnh đáy 5dm và độ dài chiều cao tương ứng là 32cm?

Phân tích bài tốn:

53

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán, xác định cái đã cho (độ dài đáy 5dm,chiều cao tương ứng 32cm), cái phải tìm (diện tích hình bình hành).

Bước 2 : Tìm cách giải bài tốn: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt đề tốn, phân tích bài tốn để thiết lập trình tự giải.

- Tóm tắt: Độ dài đáy: 5dm

Chiều cao tương ứng: 32cm. Diện tích hình bình hành?

- Trình tự giải:

Ta xác định đây là bài tốn điển hình.

Độ dài đáy và chiều cao chưa cùng đơn vị đo. Do đó trước khi thực hành tính diện tích hình bình hành, ta cần thực hiện them bước đổi đơn vị đo:

Đổi 5dm = 50cm.

Tính diện tích hình bình hành:

Diện tích hình bình hành là: (cm2 )

Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại) và viết bài giải.

Tổng hợp: Trên cơ sở phân tích học sinh thực hiện các thao tác tổng hợp từ đó nhận thức rõ các mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và cần tìm và nêu được trình tự các bước cần thực hiện để giải bài tốn đó và trình bày lời giải.

Bài giải Đổi 5dm = 50cm Diên tích hình bình hành đó là : (cm2 ) Đáp số : 1600 cm2

2.2.3. Thiết kế tổ chức các tình huống dạy học mạch nội dung thống kê và xác suất phát triển năng lực tư duy phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CHO HỌC SINH (Trang 52 - 60)