Ưu điểm:
- Tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hịa tan có kích thước rất nhỏ, các chất độc hại đối với vi sinh vật.
- Khử được độ màu của nước.
Nhược điểm:
- Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và pH của nước thải.
- Tạo ra lượng bùn nhiều, tốn chi phí cho việc xử lý bùn cặn.
Phạm vi áp dụng:
Thường được áp dụng để khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng, các chất độc hại và vi sinh vật.
Các yếu tố ảnh hưởng:
- pH: Ảnh hưởng đến độ hịa tan của hóa chất keo tụ, đến điện tích hạt keo do pH liên quan mật thiết đến hàm lượng ion H+, dạng tồn tại chất hữu cơ trong nước.
- Độ kiềm: Có ý nghĩa quan trọng với việc trung hòa lượng H+ do sự thủy phân tạo ra.
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến tốc độ keo tụ.
- Liều lượng hóa chất: Cần tính tốn lượng phèn tối ưu.
- Tốc độ khuấy trộn: Ảnh hưởng đến sự phân bố chất keo tụ, tránh làm phá vỡ những bơng phèn đã hình thành.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất bia Sài Gịn – Sóc Trăng, Cơng suất 1400 m3/ngày.đêm
b. Phương pháp tuyển nổi [3]
Nguyên lý hoạt động:
- Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là khơng khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
- Lượng khơng khí tiêu tốn riêng sẽ giảm khi hàm lượng hạt rắn cao, vì khi đó xác suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên. Trong q trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Bọt khí này phải có độ bền nhất định để khơng bị phá vỡ trong quá trình tuyển nổi, nếu bọt tan quá sớm thì các hạt sẽ bị chìm xuống và quá trình tuyển nổi không tiến hành được. Để đạt được mục đích này đơi khi người ta bổ sung thêm vào nước các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân chia pha như phenol, natri alkylSilicat... Trong thực tế, một số chất trợ tuyển nổi đồng thời có hai khả năng vừa là chất ổn định bọt, vừa là chất tập hợp làm tăng tính kỵ nước của hạt. Poliacrylamid là một trong những chất trợ tuyển như vậy.