Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải bệnh viện quận 12 TP hồ chí minh, công suất 300m³ngày (Trang 151 - 153)

6.1 Tổ chức vận hành

6.1.1 Giai đoạn chuẩn bị

Kiểm tra tình trạng hoạt động của tất cả các máy móc thiết bị trong hệ thống như: các máy bơm nước thải, các máy thổi khí, …

Kiểm tra các đường ống dẫn khí, nước..

6.1.2Gia đoạn vận hành khởi động hệ thống a. Vận hành không tải

Vận hành hệ thống không tải là một trong những khâu không thể thiếu trong công tác khởi động hệ thống. Vận hành khơng tải nhằm mục đích kiểm tra tồn bộ hệ thống trước khi chính thức đi vào hoạt động. Q trình vận hành khơng tải gồm có các bước cụ thể như sau:

- Kiểm tra tủ điện điều khiển:

+ Đối với chế độ hoạt động bằng tay cần kiểm tra như sau: Đóng điện động lực của tất cả các thiết bị và điện điều khiển cho tủ điện. Chuyển công tắc lựa chọn sang chế độ MAN. Nhấn nút của từng máy và kiểm tra hoạt động.

+ Đối với chế độ hoạt động tự động cần kiểm tra: Ngắt hết điện động lực và chỉ duy trì điện điều khiển của tủ điện. Chuyển công tắc lựa chọn sang chế độ AUTO. Sử dụng tín hiệu giả bằng cách đóng ngắt cơng tắc phao để kiểm tra hoạt động của các bơm nước thải, bơm tuần hồn, máy thổi khí. Riêng bơm nước thải, bơm tuần hồn bùn và máy thổi khí cần phải kiểm tra về chu kỳ đổi máy theo đúng quy trình hoạt động của tủ điện. + Đối với khả năng bảo vệ thiết bị và báo sự cố cần thực hiện kiểm tra như sau: ngắt động lực và chỉ duy trì điện điều khiển, sử dụng tín hiệu giả (làm cho dịng định mức nhỏ hơn dòng làm việc hoặc gạt cho rơle nhảy trực tiếp) để kiểm tra ngắt mạch của contactơ.

- Kiểm tra hệ thống đường ống công nghệ và thiết bị điện:

+ Hệ thống đường ống công nghệ phải được kiểm tra thường xuyên về mức độ rò rỉ ngay cả khi hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định

+ Khi phát hiện đường ống có hiện tượng rị rỉ, cần kịp thời ngừng hoạt động của thiết bị (bơm hoặc máy thổi khí) và sửa chữa khắc phục tránh tình trạng để lâu làm tăng mức độ hư hỏng.

hoạt động và kiểm tra mức độ sục khí của các đầu phân phối cũng như kiểm tra độ vững chắc của chúng. Trong trường hợp phát hiện thấy đầu phân phối nào khơng lên được khí hoặc bị bật ra khỏi dàn ống thì phẩi ngưng máy thổi khí và ngưng cấp nước vào bể để thực hiện sửa chữa.

+ Đối với các thiết bị máy móc trong hệ thống như bơm nước thải, bơm tuần hoàn, máy thổi khí phải cho hoạt động kéo dài và đo kiểm tra dòng điện làm việc của chúng. Dựa vào dòng làm việc đo được ta đối chiếu, so sánh với dòng điện định mức của máy: nếu dòng làm việc < dịng định mức có nghĩa là máy hoạt động bình thường, nếu dịng làm việc > dịng định mức thì phải ngưng ngay máy để kiểm tra (Xem bảng ghi dòng định mức trên catalogues thiết bị).

- Kiểm tra các bể trong hệ thống xử lý:

+ Bơm nước sạch vào đầy (hoặc gần đầy) các bể cân bằng, bể sinh học hiếu khí, bể lắng và bể tiếp xúc.

+ Đo chính xác mực nước trong các bể và liên tục theo dõi kiểm tra lại mực nước này đảm bảo quy trình dịng chảy đúng theo thiết kế.

b. Khởi động hệ thống

Khởi động bể sinh học hiếu khí

+ Chuẩn bị bùn: Về nguyên tắc, nhiều loại bùn (vi sinh vật) có thể sử dụng để nạp vào bể hiếu khí như bùn từ các cơng trình xử lý nước thải, bùn nạo vét kênh rạch, bùn nạo vét cống rãnh thành phố, phân của hầm ủ khí sinh vật và bùn của bể tự hoại, thậm chí nồng độ của vi sinh vật rất nhỏ hiện diện trong nước thải cũng có thể triển khai lớp bùn lơ lửng.

Khi bắt đầu vận hành một hệ thống xử lý nước thải cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

- Cần tăng dần tải lượng của hệ thống xử lý nước thải. Khi xây dựng một hệ thống mới chỉ cho một phần nước thải vào bể sục khí để vi sinh vật dần dần thích nghi.

- Lượng DO (oxy hòa tan) cần giữ ở mức 2 -3mg/l và khơng sục khí q nhiều (cần điều chỉnh dịng khí mỗi ngày)

- Kiểm tra lượng DO và SVI trong bể sục khí. Thể tích bùn sẽ tăng, khả năng tạo bơng và lắng của bùn sẽ tăng dần trong giai đoạn thích nghi.

- Giữ lượng DO trong bể sục khí ổn định (từ 2 – 4mg/l)

- Điều chỉnh lượng bùn dư bằng cách chỉnh dịng bùn tuần hồn để giữ cho thể tích bùn ở mức ổn định

- Làm sạch máng tràn - Lấy rác ở song chắn rác

- Vớt vật nổi trên bề mặt bể lắng - Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị

- Ngoài các hoạt động hằng ngày cịn có các hoạt động theo định kỳ như: Lấy mẫu, bảo dưỡng và thay thế thiết bị,..

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải bệnh viện quận 12 TP hồ chí minh, công suất 300m³ngày (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)