CÔNG DÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

Một phần của tài liệu ruot-ban-tin-truong-chinh-tri-29-11 (Trang 29 - 32)

Bản chất thể chế chính trị của đất nước chúng ta là thể chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ cho đại đa số nhân dân và nền dân chủ đó do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng và Nhà nước ta luôn phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ khơng chỉ là mục tiêu mà cịn là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thực hiện quyền làm chủ, phát huy quyền làm chủ của mọi công dân phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật, làm đúng như quy định của pháp luật. Mỗi người dân thực hiện đúng quyền cơng dân đồng thời phải có trách nhiệm làm tốt nghĩa vụ của mình đối với đất nước và xã hội. Không thể có chuyện chỉ địi hỏi nhà nước bảo đảm quyền mà công dân lại khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, khơng thể có kiểu dân chủ q trớn, dân chủ vơ tổ chức, dân chủ vơ chính phủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua việc thực hiện quyền công dân sai quy định của pháp luật ở một vài địa phương đã tạo nên những điểm nóng, những xung đột, những sự manh động đã gây ra những hậu quả thật đáng tiếc. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản

chính là việc nhận thức và thực hiện của công dân về vấn đề quyền và nghĩa vụ của mình chưa đúng đắn và chưa đầy đủ. Trong phạm vi bài viết này tôi xin được đề cập đến nội dung: Công dân với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Theo Từ điển Tiếng Việt, quyền của công dân là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được địi hỏi. Nghĩa vụ của cơng dân là công việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định. Trong khoa học pháp lý, quyền công dân được hiểu là những quyền mà pháp luật thừa nhận đối với tất cả mọi cơng dân. Đó là những quyền mà các cá nhân, các cơng dân phải có và những quyền đó được pháp luật của nhà nước bảo vệ để không bị xâm hại. Nghĩa vụ cơng dân là việc nhà nước địi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế. Nghĩa vụ cơng dân tương ứng với quyền của nhà nước có thể đưa ra những quy định bắt buộc đối với công dân phải thực hiện các hành vi cần thiết.

pháp luật được chia thành 2 nhóm rõ ràng trong quy định của pháp luật. Nhóm thứ nhất, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân và nhóm thứ hai, quyền và nghĩa vụ cụ thể căn cứ vào các quan hệ xã hội mà pháp luật quy định.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được các nhà nước quy định trong hiến pháp của nhà nước. Ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các Hiến pháp như sau:

Hiến pháp năm 1946, Chương II quy định: Nghĩa vụ và quyền lợi cơng dân. Trong đó, nghĩa vụ của công dân quy định từ Điều thứ 4 đến Điều thứ 5, quyền của công dân quy định từ Điều thứ 6 đến Điều thứ 16. Hiến pháp năm 1959, Chương III quy định: Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Trong đó, quyền lợi cơ bản của cơng dân quy định từ Điều 22 đến Điều 37, nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định từ Điều 38 đến Điều 42. Hiến pháp năm 1980, Chương V quy định: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó, quyền cơ bản của cơng dân quy định từ Điều 55 đến Điều 75, nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định từ Điều 76 đến Điều 82. Hiến pháp năm 1992, Chương V quy định: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Trong đó, quyền cơ bản của công dân quy định từ Điều 52 đến Điều 75, nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định từ Điều 76 đến Điều 82. Hiến pháp năm 2013, Chương II quy định: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng

dân. Trong đó, quyền con người, quyền của công dân quy định từ Điều 16 đến Điều 43, nghĩa vụ của công dân quy định từ Điều 44 đến Điều 49.

Về quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân theo các quan hệ xã hội cơ bản được Nhà nước ta quy định ở rất nhiều văn bản luật. Chúng ta có thể đơn cử:

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được quy định trong Điều 36, Hiến pháp năm 2013:

“1. Nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hôn nhân theo nguyên tắctự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”

Những quyền và nghĩa vụ cơ bản quy định trong Hiến pháp năm 2013 được Nhà nước quy định cụ thể, chi tiết thông qua Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 với 9 Chương và 133 Điều cùng một số luật khác như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp…

- Về vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ, Điều 26, Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trị của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.

trong Hiến pháp 2013 được cụ thể hóa bằng Luật Bình đẳng giới với 6 Chương và 44 Điều và một số luật khác.

- Về vấn đề quyền tiếp cận thông tin, Điều 25 - Hiến pháp năm 2013: “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 8 - Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực này như sau:

“1. Cơng dân có quyền:

a) Được cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;

b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

2. Công dân có nghĩa vụ:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

c) Khơng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin”.v.v.

Thông thường, để phát huy tối đa quyền dân chủ của công dân trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, thì trong Hiến pháp và luật, Nhà nước quy định các quyền của cơng dân có số lượng nhiều hơn so với phần quy định nghĩa vụ của công dân. Tỷ lệ quyền và nghĩa vụ của công dân qua các Hiến pháp cụ thể: Hiến pháp 1946, 11/2; Hiến pháp 1959, 16/5; Hiến pháp 1980,

21/6; Hiến pháp 1992, 24/7 và Hiến pháp 2013, 28/6. Từ quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản trong Hiến pháp, trong các văn bản luật, Nhà nước quy định rất cụ thể quyền và nghĩa vụ của cơng dân nói chung và quyền nghĩa vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức nói riêng.

Từ thực tế trên, chúng ta thấy quyền và nghĩa vụ của cơng dân có mối quan hệ mật thiết và biện chứng với nhau. Có quyền thì sẽ phát sinh nghĩa vụ và ngược lại thực thi tốt nghĩa vụ thì được hưởng các quyền. Mối quan hệ này như hình với bóng. Khơng thể có chuyện chỉ địi hưởng các quyền lợi mà không thực hiện nghĩa vụ, ngược lại khơng thể có việc cứ làm tốt mọi nghĩa vụ nhưng chẳng được hưởng quyền gì. Việc tạo điều kiện, cơ hội giúp cho người dân được thụ hưởng các quyền lợi hợp pháp, chính đáng đã được hiến pháp và luật thừa nhận; hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ người dân thực hiện đúng đắn các nghĩa vụ của mình là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Có như thế Nhà nước và xã hội mới làm đúng bốn nguyên tắc về thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định trong Điều 15 - Hiến pháp năm 2013:“1. Quyền

công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác. 3. Cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”./.

ThS. LÊ THỊ THU HUYỀN

Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu ruot-ban-tin-truong-chinh-tri-29-11 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)