phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nghị quyết liên tịch 03 bên) để phù hợp với quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) năm 2015.
Bổ sung hình thức thơng tư liên tịch giữa Tổng Kiểm toán nhà nước với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để thống nhất với Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015.
Thứ ba, Luật sửa đổi năm 2020 bổ sung
quy định về trách nhiệm phản biện xã hội của MTTQVN trong quy trình xây dựng VBQPPL.
Khoản 1 Điều 6 Luật năm 2015 quy định:“1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.
Như vậy, Luật năm 2015 chỉ mới quy định MTTQVN tham gia góp ý xây dựng VBQPPL, chưa đề cập đến trách nhiệm phản biện xã hội trong xây dựng VBQPPL. Trong khi đó, Luật MTTQVN năm 2015 quy định cụ thể việc phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL của MTTQVN.Vì vậy,Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020bổ sung vào Điều 6 Luật năm 2015 một khoản (khoản 2) quy định về thực hiện phản biện xã hội của MTTQVN trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Cụ thể:“2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện
phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Việc sửa
đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm thống nhất với Luật MTTQVN. Như vậy, MTTQVN thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL
theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, Luật sửa đổi năm 2020 sửa đổi
các nội dung quy định thủ tục hành chính (TTHC) trong VBQPPL.
Một là, về những hành vi bị nghiêm cấm.
Khoản 4 Điều 14 Luật năm 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, ban hành VBQPPL, đó là: “4. Quy định
thủ tục hành chính trong thơng tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật”.
Theo quy định trên có thể hiểu,kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, các chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL được đề cập trong khoản 4 Điều 14 Luật năm 2015 chỉ được quy định TTHC trong VBQPPL khi được giao trong luật, không phải được giao trong các văn bản dưới luật. Quy định này nhằm hạn chế việc lạm dụng ban hành TTHC của các chủ thể nói trên, phục vụ tốt hơn lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tiễn lại chưa đáp ứng
kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương, nhất là khi xây dựng luật nhiều quy định về TTHC có thể chưa xác định được. Riêng đối với chính quyền địa phương, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, VBQPPL của địa phương không được quy định TTHC, trừ trường hợp được luật giao. Trong khi đó, tại khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015 thì Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh có thẩm quyền ban hành nghị quyết để quy định các biện pháp có tính chất đặc thù phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để các biện pháp, chính sách đặc thù do HĐND tỉnh ban hành đảm bảo tính khả thi, thì HĐND tỉnh phải ban hành các quy định về trình tự, hồ sơ, yêu cầu, điều kiện và cách thức thực hiện... do đó đã đáp ứng đầy đủ dấu hiệu của một TTHC, nhưng theo khoản 4 Điều 14 Luật năm 2015 HĐND tỉnh không được ban hành TTHC (trừ trường hợp được giao trong luật). Điều này gây khó khăn cho địa phương trong việc xây dựng, áp dụng các Nghị quyết có quy định về chính sách đặc thù, khơng đảm bảo được tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong cải cách TTHC để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Để tháo gỡ những vướng mắc đó, khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020 quy định: “4. Quy định thủ tục hành chính trong
thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này”.
Như vậy, Luật sửa đổi năm 2020 đã bổ sung thêm “trừ trường hợp được nghị quyết
của Quốc hội giao” thay vì chỉ “trừ trường hợp được giao trong luật”.Việc bổ sung này là để phù hợp với thực tế, đó là ngồi luật thì nghị quyết của Quốc hội cũng có thể giao các chủ thể có thẩm quyền quy định TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu linh hoạt, kịp thời trong hoạt động quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương. Mặt khác, Luật sửa đổi năm 2020 cho phép HĐND cấp tỉnh được quy định TTHC trong trường hợp HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về các biện pháp có tính chất đặc thù để thực hiện chức năng quản lý nhà nước cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.
Hai là, về hiệu lực thi hành những quy định về thủ tục hành chính trong VBQPPL.
Điều 172 Luật năm 2015 quy định: “4. Những quy định về thủ tục hành chính trong VBQPPL do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới”. Với quy định
này, trong quá trình áp dụng, các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong việc sửa đổi, bổ sung quy định về TTHC trong các VBQPPL đã được ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực. Để phù hợp với tình hình thực tiễn, khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020 quy định: “4. Những quy định về thủ tục hành
chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được
ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới. Trường hợp sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì khơng được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng”. Như vậy, Luật sửa đổi năm 2020 cho phép sửa đổi, bổ sung các quy định về TTHC đã ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực với điều kiện không được làm phát sinh TTHC mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết TTHC đang áp dụng.
Thứ năm, Luật sửa đổi năm 2020 mở
rộng thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã.
Điều 30 Luật năm 2015 quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã: “Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp
xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao”. Có
thể hiểu rằng, việc ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã sẽ bị hạn chế (chỉ được ban hành VBQPPL trong trường hợp được Luật giao). Quy định trên rất khó xác định nội dung nào cấp huyện, cấp xã được ban hành bằng hình thức VBQPPL, đồng thời làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo của cấp huyện, cấp xã trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương. Thực tế cho thấy, có một số nội dung luật khơng giao hoặc chưa giao cho chính quyền cấp huyện, cấp xã ban hành VBQPPL nhưng để
thực hiện chức năng quản lý, các chủ thể đó trong một số trường hợp vẫn phải ban hành VBQPPL. Để tháo gỡ vướng mắc trong công tác ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương, khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 30 Luật năm 2015 như sau:
“1. Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
2. Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao”.
Như vậy, so với quy định hiện hành, Luật sửa đổi năm 2020 đã: Một là, mở rộng thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã, theo đó, ngồi trường hợp được ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề “được
luật giao” như quy định của Luật hiện hành,
Luật sửa đổi năm 2020 đã bổ sung trường hợp HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp xã ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề được“nghị quyết của
Quốc hội giao”. Hai là, Luật sửa đổi năm
2020 đã bổ sung quy định HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện ban hành quyết định “để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương”. Việc mở rộng nội dung ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện như vậy là để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 về
phân cấp của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (việc thực hiện phân cấp phải được thể hiện bằng VBQPPL).
Thứ sáu, Luật sửa đổi năm 2020 bổ sung
các trường hợp xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn là quy trình đặc biệt trong xây dựng và ban hành văn bản pháp luật nhằm rút ngắn thời gian xây dựng văn bản và thời điểm có hiệu lực của văn bản để giải quyết các vấn đề khẩn cấp, cấp bách của quốc gia hoặc để thực hiện ngay cam kết quốc tế. Theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020, ngoài việc kế thừa các nội dung của Điều 146 Luật năm 2015, Luật sửa đổi năm 2020 đã bổ sung thêm những nội dung mới: Một là, đối với trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, trước đây (Khoản1 Điều 146 Luật năm 2015), Luật năm 2015 quy định phải “theo quyết định của Quốc hội”. Có nghĩa là, việc xây dựng, ban hành
VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn trong trường hợp cấp bách chỉ áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội. Thực tế cho thấy, khi xảy ra những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng thì khơng chỉ Quốc hội mà các chủ thể khác, đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh cũng cần phải thể hiện sự nhanh nhạy trong quản lý, điều hành. Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, Luật sửa đổi năm 2020 bỏ quy định “theo quyết định của Quốc hội”. Như vậy có nghĩa rằng, Luật sửa đổi năm 2020 mở rộng việc xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn, theo đó trong trường hợp cấp bách thì UBTVQH, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh vẫn có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL theo thủ tục rút gọn. Hai là, Luật sửa đổi năm 2020 đã bổ sung thêm 03 trường hợp được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, đó là: Trường hợp cần ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn. Như vậy, sẽ có 05 trường hợp xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Những sửa đổi, bổ sung về việc xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng phản ứng chính sách của các chủ thể có thẩm quyền, thơng qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Luật sửa đổi năm 2020 với nhiều nội dung mới là cơ sở pháp lý quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và khả thi, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
Hơn 80 năm thực dân Pháp cai trị ở nước ta (1858 - 1945), ở tỉnh, thành nào chúng cũng xây dựng những nhà tù để giam cầm những người yêu nước và những chiến sĩ cộng sản đã dũng cảm đấu tranh vì độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những địa ngục trần gian ấy, cùng với Sơn La, Côn Đảo, Buôn Mê Thuột, nhà tù Lao Bảo là một nhà tù nổi tiếng với các hình thức giam cầm và tra tấn hà khắc, tàn độc của thực dân Pháp. Song với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, nhà tù Lao Bảo đã trở thành nơi ghi dấu tinh thần đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ cộng sản.
Trong tờ trình ngày 18/1/1896, Khâm sứ Trung kỳ tại Huế gửi Toàn quyền Đơng Dương đã nói rõ: Việc thiết lập nhà ngục Ai Lao tại một địa điểm trên tả ngạn sông Mê Công, cần thiết phải đặt ở Quảng Trị và Ai Lao nhiều trạm gác dân sự đủ đảm bảo chắc chắn cho việc giám thị tù nhân và sự đi lại của các đoàn xe dành cho Lào [2, tr.25]. Đề nghị này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Tồn quyền Pơn Đume: Giao thơng là điều kiện cốt yếu để mở mang, khai thác và trị an. Chính vì vậy, cùng với việc mở mang đường 9, thực dân Pháp tiến hành xây dựng nhà tù Lao Bảo.
Nhà tù Lao Bảo được chính thức khởi công vào năm 1908 với diện tích khoảng 10 héc ta thuộc làng Bảo, nay là thôn Duy Tân thuộc thị trấn Lao Bảo, cách đường số 9 khoảng 2 km về phía Nam và cách thị trấn