pháp năm 2013 khơng những khẳng định vị trí pháp lý của Chủ tịch nước mà cịn thể hiện tính thống nhất và hệ thống của chế định Chủ tịch nước trong tổng hoà mối quan hệ với quyền lực nhà nước.
Thứ hai, về trình tự thành lập.
Điều 87 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước”.
Một điểm mới về chế định Chủ tịch nước tại Hiến pháp năm 2013 là “Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp” (được quy định tại Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Quy định mới về hình thức tuyên thệ sau khi được bầu không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn thể hiện tính thiêng liêng, trang nghiêm, lời cam kết vững chắc của Chủ tịch nước trước Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Qua hành vi tuyên thệ không chỉ nhấn mạnh trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc bảo vệ Hiến pháp mà cịn đề cao tính thống nhất của quyền lực nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần tạo cơ sở quan trọng cho nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát đối với những người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
Thứ ba, về nhiệm vụ và quyền hạn.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn khơng nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất”. Hiến pháp năm 2013 đã bãi bỏ các quy định liên quan đến việc “công bố nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”.
Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 thì “Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh”. Theo Điều 88 và Điều 93 Hiến pháp năm 1992 thì “Nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải được cơng bố” nhưng ai cơng bố thì khơng được đề cập đến, trong khi nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1992 không quy định về vấn đề này. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 được quy định một cách khoa học và thống nhất hơn so với Hiến pháp năm 1992.
Ngoài ra, các nhiệm vụ và quyền hạn khác của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 khơng khác gì nhiều so với Hiến pháp năm 1992 nhưng được quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn trên cơ sở kế thừa những điểm ưu việt của Hiến pháp năm 1992. Ví dụ như tại Khoản 9 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chủ tịch nước quyết định phong hàm, cấp sĩ quan
cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác”. Thì nay tại Khoản 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước “quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đơ đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Với vị trí là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại, vai trị của Chủ tịch nước khơng chỉ đại diện cho sự thống nhất, đoàn kết, tập trung của quốc gia mà còn thể hiện vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc quyết định tình trạng khẩn cấp của đất nước. Khoản 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước “Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… cơng bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, cơng bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương”.
Như vậy, quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc cơng bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp vừa đề cao vai trò của Chủ tịch nước trong việc chủ động ứng phó và khắc phục tình trạng khẩn cấp vừa làm nổi bật mối quan hệ thống nhất, hài hồ, sự phân cơng, phối hợp giữa quyền lập pháp và hành pháp.
Thứ tư, về mối quan hệ với cơ quan
hành pháp.
Tại Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước có quyền u cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét
thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”. Đây là một trong những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 khi đề cập đến chế định Chủ tịch nước so với các bản Hiến pháp trước đây.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, khơng phải là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên khơng thể là chủ toạ các phiên họp của Chính phủ mà chỉ yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo cơng tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Qua đó thể hiện cơ chế chịu trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đã được quy định một cách rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đây, chế định Chủ tịch nước được quy định tại Hiến pháp năm 2013 đã có bước tiến ưu việt phù hợp với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những quy định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng để Chủ tịch nước thực hiện đúng vai trị và trách nhiệm của mình trong q trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, phối hợp nhịp nhàng cùng với các mặt trận chính trị, quân sự vừa phát huy thế mạnh trên chiến trường vừa góp phần làm sáng tỏ chính nghĩa sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước, từ đó tập hợp được mặt trận quốc tế rộng rãi ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Là một nhà lý luận, một người lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và nhân dân ta, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Lịch sử ghi đậm những công lao to lớn của đồng chí trong nhiều thời kỳ, đặc biệt trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đời hoạt động của mình, nhất là trong 26 năm trên cương vị là Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc về mặt lý luận và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng ta. Quan điểm đồng chí Lê Duẩn về đối ngoại được thể hiện:
Thứ nhất,làm cho nhân dân thế giới ủng hộ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đồng chí Lê Duẩn ln cho rằng: Chung sống hịa bình phải đi đơi với đấu tranh chống đế quốc - nguồn gốc gây chiến tranh, hai mặt đó khăng khít với nhau. Vì vậy, muốn bảo vệ hịa bình phải dập tắt lị lửa gây ra chiến tranh là chủ nghĩa đế quốc và coi đây là biện pháp bảo vệ hịa bình tích cực nhất.
Từ u cầu hịa bình của nhân loại, khát vọng tự do của tất cả các dân tộc, ước vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân ta và các nước trong khu vực. Với cách nhìn và lý giải về chiến tranh và hịa bình, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, văn minh và tàn bạo, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn, đã thể hiện trong đường lối cách mạng nước ta sự kết hợp giữa nhu cầu của nhân dân ta với nhân loại, kết hợp sức mạnh của dân tộc với thời đại và đặt sự vận động của cách mạng Việt Nam vào dòng chảy phát triển của xã hội loài người.
Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam mang tính thời đại sâu sắc. Chỗ mạnh của Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á. Chỗ yếu của Mỹ không phải là đối đầu với nhân dân Việt Nam mà cịn phải đối phó với thế tiến công của ba dịng thác cách mạng và phong trào hịa bình trên thế giới. Xét so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ phải đặt trong bối cảnh chung đó.
Đối với nhân dân thế giới, quan điểm đối ngoại của Đồng chí Lê Duẩn làm cho bạn bè gần xa thấy rõ tính chất phi nghĩa của đế quốc Mỹ, kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam và kẻ thù của cả nhân loại; thấy rõ tính chất chính nghĩa của Việt Nam là chiến đấu vì dân tộc mình, vì hịa bình và cách mạng thế giới. Hai tính chất hồn tồn đối lập nhau. Do đó, ta đã tranh thủ được lương tri loài người đứng về phía Việt Nam và lên án Mỹ xâm lược. Phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược ngày càng mạnh.
ThS. LÊ THỊ THANH NHẠN
Khoa Xây dựng Đảng