- Về cá nhân
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ
dân và doanh nghiệp, từng bước xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi số phục vụ giải quyết thủ tục hành chính gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Kế hoạch số 190-KH/TU ngày 12/8/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW.
Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn (từ 01/08/2019) nhưng Trung tâm đã sớm ổn định tổ chức, bộ máy và đi vào hoạt động hiệu quả. Đến nay, tổng số thủ tục hành chính của 20 sở, ngành đã công bố thực hiện tại Trung tâm là 1.402 thủ tục. Tổng số thủ tục cấp huyện và cấp xã thực hiện giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử tỉnh là: Cấp huyện 243 thủ tục, cấp xã 90 thủ tục.
Các trang thiết bị, phần mềm ứng dụng được đầu tư đồng bộ, cung cấp những phương tiện tiện ích để phục vụ các cá nhân, tổ chức như: Hệ thống xếp hàng tự động, hệ thống tra cứu xử lý hồ sơ bằng mã vạch, thơng báo tình trạng và kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thơng qua hệ thống tin nhắn SMS và thư điện tử, phần mềm đánh giá mức độ hài lòng đối với cán bộ tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đảm bảo yêu cầu đề ra, hạn chế việc đi lại nhiều lần khi thực hiện thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Ngồi ra, Trung tâm đã xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử về thủ tục hành chính; tăng cường và nâng cao khả năng của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ trên môi trường mạng; việc giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo ngun tắc bình đẳng, cơng khai, minh bạch. Đặc biệt việc giải quyết hồ sơ trực tuyến cấp độ 3 và 4 ngày càng tăng. Tính trong quý 2 năm 2020, hồ sơ trực tuyến
ở cấp tỉnh là 3.297 hồ sơ/ 8709 tổng hồ sơ tiếp nhận, chiếm 37,9%. Hồ sơ trực tuyến cấp huyện, xã là 765 hồ sơ/78.502 tổng hồ sơ tiếp nhận, chiếm 10%. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn luôn đạt trên 98%.
Từ khi Trung tâm đi vào hoạt động, các tổ chức, cá nhân giảm được thời gian và cơng sức trong việc tìm hiểu thủ tục hành chính; cùng lúc thực hiện được nhiều thủ tục hành chính thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của các cơ quan nhà nước thông qua tin nhắn SMS do phần mềm tự động gửi theo từng trình tự được mặc định; tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ thông qua trang Dịch vụ công trực tuyến tỉnh hoặc qua phần mềm Zalo. Ngoài ra, Trung tâm đã chủ động theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình, đơn đốc các sở, ngành giải quyết hồ sơ sớm và đúng hạn để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Tiếp nhận và hướng dẫn các phản ánh, kiến nghị, giải thích cho người dân và doanh nghiệp khi liên hệ công tác tại Trung tâm. Đặc biệt không để xảy ra trường hợp phản ánh, khiếu nại của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm.
Với những kết quả đạt được bước đầu, cá nhân và tổ chức liên quan hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm, đồng thuận với chủ trương thành lập Trung tâm hành chính cơng tỉnh Quảng Trị.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, công tác phối hợp giữa Trung tâm với các sở, ngành trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả còn một số hạn chế. Báo cáo tình hình hoạt động năm 2019 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Trị đã chỉ ra những hạn chế như sau:
Thứ nhất, một số sở, ngành cử cán bộ biệt
phái cơng chức chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa được tập huấn kỹ trong việc thẩm định tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính nên có nhiều trượng hợp bộ phận chun mơn u cầu bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ do khi tiếp nhận không đảm bảo thành phần hồ sơ hoặc không hợp lệ.
Thứ hai, theo quy chế phối hợp, việc yêu
cầu bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ cần thông qua Trung tâm để đảm bảo tính minh bạch. Tuy nhiên vẫn cịn tình trạng cá nhân, tổ chức liên hệ trực tiếp với các sở, ngành hoặc cán bộ chuyên môn sở, ngành liên hệ trực tiếp với cá nhân, tổ chức giải quyết thủ tục hành chính.
Thứ ba, vẫn cịn tình trạng giải quyết thủ
tục hành chính trễ hẹn là do cơng tác tham mưu của các phịng chun mơn cho lãnh đạo các sở, ngành còn chậm; các cơ quan phối hợp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính liên thơng cịn chậm trả kết quả cho cơ quan chủ trì từ đó dẫn đến sự khơng hài lịng của người dân (do hồ sơ giải quyết quá hạn).
Thứ tư, chưa ứng dụng triệt để phần mềm
một cửa điện tử để giải quyết thủ tục hành chính. Ngồi ra, phần mềm chưa được kết nối liên thông với các phần mềm riêng của bộ, ngành nên khó theo dõi được tình trạng giải quyết hồ sơ liên thơng.
Để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc cải cách hành chính hướng đến tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, các sở, ngành phải biết chọn lọc,
ưu tiên biệt phái những cơng chức có kinh nghiệm. Đối với các công chức đang làm việc tại Trung tâm cần phải thường xuyên được tập huấn để nâng cao chất lượng chuyên môn trong tiếp nhận hồ sơ về giải quyết thủ tục
hành chính. Có chính sách ưu đãi để thu hút những cơng chức giỏi, có năng lực vào làm việc tại Trung tâm.
Hai là, mọi hồ sơ về giải quyết thủ tục
hành chính đã được quy định phải nộp trực tiếp tại Trung tâm. Các sở, ngành tuyệt đối không nhận hồ sơ để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, đúng chức năng, đúng nhiệm vụ đã được phân công trong khi giải quyết các thủ tục hành chính.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác tham
mưu của các phòng ban tại các sở, ngành để lãnh đạo sở rút ngắn thời gian giải quyết đặc biệt là những thủ tục hành chính liên thơng, đảm bảo trả kết quả đúng hạn theo quy định. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trễ hẹn
Bốn là, ứng dụng triệt phần mềm một cửa
điện tử để giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế giải quyết hồ sơ giấy, một mặt nó sẽ rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, mặt khác đảm bảo tính bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, không làm phát sinh chi phí ngồi quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân. Đề xuất các bộ, cơ quan Trung ương chấp thuận để Trung tâm kết nối phần mềm một cửa của Trung tâm với phần mềm quản lý ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ liên thơng.
Hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng bước đầu đã được cơng nhận. Tin tưởng rằng, với những kết quả tích cực cùng với sự quyết tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Trung tâm tiếp tục là địa chỉ tin cậy trong việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, trở thành cầu nối giữa các cơ quan, đơn vị với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh góp phần đưa Quảng Trị trở thành một trong những tỉnh nằm ở tốp dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính./.
Thành phố Đơng Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Myanma với các nước trong khu vực. Đây là một vị trí đặc biệt đã giúp Đơng Hà giao lưu, hội nhập, hình thành và phát triển thương mại dịch vụ, đô thị và văn minh đô thị từ khá sớm. Sau ngày lập lại tỉnh Quảng Trị (01/7/1989), Đông Hà trở thành trung tâm của tỉnh lỵ, tháng 12/2005, Đông Hà được công nhận là đô thị loại III và đến ngày 11/8/2009, Đông Hà được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Trị. Do đó, xây dựng thành phố Đơng Hà trở thành đơ thị văn minh để xứng tầm với vị trí trung tâm của tỉnh là một trong những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XIII đã đề ra.
Xác định rõ công tác tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp nên Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành
phố Đông Hà đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện với nhiều hình thức.
Trên cơ sở Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV và Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 31 tháng 05 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị, Hội đồng nhân dân thành phố đã đưa ra nghị quyết nhằm cụ thể hóa về xây dựng phát triển, đưa thành phố Đông Hà đạt đô thị loại II, gắn với thực hiện “Xây dựng văn minh đơ thị” và Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa”. Với 05 nội dung của cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh”, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc thành phố đã xây dựng đề án thực hiện cuộc vận động giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chú trọng phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể quần chúng, phân cơng nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ của tổ chức thành viên và chính quyền thành phố cùng hướng đến mục tiêu xây dựng văn minh đô thị.
Thực hiện lồng ghép phong trào tồn dân đồn kết đời sống văn hóa, xây dựng đô thị văn minh với thực hiện các chủ đề hoạt động của thành phố; xây dựng nhiều kế hoạch chuyên đề cùng tham gia với các đơn vị chuyên môn và các tổ chức đồn
ThS. NGUYỄN THỊ MỸ VÂN
Phịng QLĐT & NCKH