Bước 5: Thu nợ và giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN Tài chính ngân hàng Đề tài: Tìm hiểu và so sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của 3 ngân hàng thương mại thuộc 3 nhóm: Ngân hàng thương mại có yếu tố nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại có yếu tố nước ng (Trang 35 - 37)

- Nội dung thẩm định

e. Bước 5: Thu nợ và giám sát tín dụng

✔ Ngân hàng phải giám sát chặt chẽ q trình tín dụng của khách hàng theo đúng thỏa thuận nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Các cơ hội kinh doanh mới cũng có thể được phát hiện thơng qua việc này. Giám sát tín dụng sẽ bao gồm: Theo dõi khoản vay kinh doanh và xếp hạng tín dụng.

✔ Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra các vấn đề sau để đảm bảo khả năng thu nợ:

- Việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng,

- Hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,...

✔ Ngân hàng tiến hành thu nợ theo thỏa thuận khách hàng đã ký trong hợp đồng tín dụng. Lịch trả nợ/ lịch trả nợ dự kiến có thể điều chỉnh theo các nguyên tắc cụ thể trong tín dụng của ngân hàng.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Nếu đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi vay mà khách hàng không trả nợ được hoặc chỉ trả được một phân gốc hoặc lãi vay và có mong muốn điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc đề nghị gia hạn thời hạn trả nợ ít nhất 15 ngày trước ngày đến hạn trả nợ hoặc một thời hạn khác theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc quy định khác của ngân hàng, thì ngân hàng có quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng. Khách hàng phải thanh tốn mọi khoản phạt, chi phí liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo mức được niêm yết cho ngân hàng TPBank.

- Chuyển nợ quá hạn:

Các trường hợp:

● Đến thời hạn trả nợ gốc mà khách hàng không trả được hoặc chỉ trả được một phần gốc và khơng có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc đề nghị đó bị ngân hàng từ chối.

● Đến thời hạn trả nợ gốc đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được hoặc chỉ trả được một phần gốc.

● Khách hàng có phát sinh dư nợ khác quá hạn tại TPBank và theo quy định của pháp luật hoặc quy định của TPBank, dư nợ của khách hàng phải chuyển nợ quá hạn.

● TPBank ra thông báo/ quyết định thu hồi nợ trước hạn theo quy định mà khách hàng không thực hiện việc trả nợ theo đúng thời hạn thơng báo của TPBank thì TPBank được quyền tự động chuyển toàn bộ số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được đúng hạn sang nợ quá hạn và khách hàng phải trả lãi quá hạn theo mức lãi suất quá hạn theo quy định tại Hợp đồng tín dụng cho số dư nợ gốc bị chuyển sang nợ quá hạn và số ngày tính lãi quá hạn được tính kể từ ngày chuyển nợ quá hạn cho đến ngày khách hàng đã thực hiện xong việc trả toàn bộ số dư nợ gốc quá hạn

- Ngừng cho vay, thu hồi nợ trước hạn và xử lý nợ: Ngân hàng có quyền ngừng cho vay, thu hồi một phần hay toàn bộ tiền vay trước hạn, chấm dứt hay ngừng giải ngân các khoản cho vay theo quy định đã nêu trong Hợp đồng tín dụng trong một số trường hợp nhất định mà ngân hàng đã quy định.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN Tài chính ngân hàng Đề tài: Tìm hiểu và so sánh sự khác biệt giữa quy trình tín dụng của 3 ngân hàng thương mại thuộc 3 nhóm: Ngân hàng thương mại có yếu tố nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại có yếu tố nước ng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)