ra kết luận
Nhìn chung điều kiện cơ bản để cấp tín dụng ở các ngân hàng là như nhau. Khách hàng đều phải đáp ứng các yêu cầu gồm: Khách hàng phải có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật;Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp ; Khách hàng cần có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Khách hàng phải có phương án, dự án đầu tư khả thi và hiệu quả; Khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật
Tín dụng đối với khách hàng cá nhân: Điều kiện được cấp ở ngân hàng Vietinbank và TP đơn giản và dễ dàng hơn. Hai ngân hàng này chỉ có các yêu cầu về độ tuổi và khơng có nợ xấu. Riêng ngân hàng HSBC có những quy định chặt chẽ hơn về nhiều yếu tố như độ tuổi, thu nhập, hộ khẩu người vay, thời gian làm việc và bắt buộc trả lương qua ngân hàng HSBC.
Tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thì cả 3 ngân hàng đều có sự tương đồng về u cầu uy tín tốt, có bảo đảm khoản vay theo quy định. Ngồi ra, ngân hàng Vietinbank có yêu cầu thêm về thời gian thành lập và lợi nhuận rịng.
=> Điều kiện cấp tín dụng cá nhân ở ngân hàng HSBC nhiều hơn 2 ngân hàng cịn lại; với khách hàng doanh nghiệp thì khá tương đồng.
2. Lập hồ sơ tín dụng
Quy trình lập hồ sơ tín dụng đều trải qua các bước gồm: Tiếp nhận hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra mục đích vay vốn.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa HSBC và ngân hàng trong nước là hỗ trợ tư vấn tập trung tại phịng tín dụng chứ khơng tư vấn tại quầy, khơng có bộ phận quan hệ khách hàng riêng biệt.
=> Quy trình tư vấn và lập hồ sơ khách hàng tại HSBC tập trung hơn so với 2 ngân hàng còn lại.
3. Phân tích tín dụng
Cả 3 ngân hàng đều phân tích tín dụng chặt chẽ, tỉ mỉ để hạn chế rủi ro cho đơn vị mình. Các ngân hàng thu thập thơng tin dựa theo nhiều nguồn như trên hồ sơ khách hàng, dữ liệu khách hàng tại ngân hàng, các nguồn thông tin khác bên ngồi. Trong quy trình phân tích tín dụng nhìn chung các ngân hàng đều tập trung vào phân tích, đánh giá năng lực tài chính của người vay, sau đó xem xét các điều kiện thanh tốn, lãi suất cho vay và tái thẩm định. Các quy định đưa ra khơng có q nhiều khác biệt.
4. Quyết định tín dụng
Ở bước này, các ngân hàng đều xác định 3 yếu tố chính gồm: mức cho vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay.
Tuy nhiên có sự khác biệt về thẩm quyền ký quyết định cho vay. Đối với ngân hàng Vietinbank, giám đóc chi nhánh sẽ có thẩm quyền với khoản vay dưới 60 tỷ; từ 60-100 tỷ do tổng giám đốc hội sở quyết định và trên 100 tỷ do hội đồng tín dụng trung ương ra quyết định. Với ngân hàng TP bank, giám đốc chi nhánh chỉ có thẩm quyền với khoản vay dưới 1 tỷ VNĐ, từ 1-5 tỷ do phó giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân phê duyệt, từ 5-10 tỷ do giám đốc trung tâm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân và trên 10 tỷ sẽ trình ủy ban tín dụng. Như vậy có thể thấy cấp chi nhánh ở ngân hàng Vietinbank được giao nhiều thẩm quyền hơn với các khoản vay. Việc phân cấp như 2 ngân hàng này sẽ đảm bảo tính hệ thống trong ngân hàng, quản trị rủi ro tốt, tuy nhiên, việc này có thể gây ra việc chậm trễ trong xử lý dữ liệu.
Khác với 2 ngân hàng trên, quyền phán quyết tín dụng ở HSBC được quyết định bởi lãnh đạo chi nhánh và khơng có sự phân cấp như các ngân hàng trên, điều này giúp cho quy trình xét duyệt tín dụng nhanh hơn (được thơng báo kết quả sau 1-2 ngày), tuy nhiên, cần có năng lực giám sát tốt nếu khơng sẽ có nhiều rủi ro.
5. Giải ngân
Ngân hàng sẽ giải ngân số tiền cho bên đi vay đúng với cam kết hợp đồng bằng hai phương thức là cấp tiền thuần túy và cấp tiền điều kiện áp dụng với khoản vay phù hợp. Trình tự giải ngân của các ngân hàng là tương đồng trải qua các bước như hướng dẫn, nhận hồ sơ giải ngân; xét duyệt hồ sơ giải ngân; thực hiện giải ngân; bảo quản và lưu hồ sơ. Tại Vietinbank các giữ liệu sẽ được sao lưu trên máy tính của ngân hàng tại hệ thơng INCAS, VCOMS, CLMS. Ở HSBC khách hàng được giải ngân khoản vay vào tài khoản và không buộc rút tại quầy. Những đặc điểm nêu trên của các ngân hàng cho thấy việc giải ngân ở các ngân hàng là khơng có nhiều khác biệt, chưa có những đặc điểm nổi trội.
6. Thu nợ và giám sát tín dụng
Các ngân hàng đều có hoạt động theo dõi, đánh giá lại khoản vay định kỳ để xem xét khả năng trả nợ của khách, cũng như sẽ có hướng giải quyết nếu phát hiện nợ xấu. Đây là bước quan trọng trong quy trình tín dụng, không thể bỏ qua để đảm bảo hạn chế rủi ro cho ngân hàng hết mức có thể. Ngân hàng có thể theo dõi khoản vay bằng hai cách là mở sổ sách theo dõi hoặc khai thác phần mềm điện toán. Hình thức thu nợ của cả ba ngân hàng là tương đương gồm người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch hoặc thành lập tổ thu nợ lưu động. Như vậy, đánh giá khái quát công tác thu nợ và giám sát tín dụng ở ba ngân hàng xem xét đều chặt chẽ và trải qua quá trình gần như nhau.
Thu nợ là bước thực hiện cuối cùng trong quy trình tín dụng của các ngân hàng. Khi khách hàng đã thanh tốn khoản vay đầy đủ thì hợp đồng sẽ được thanh lý, trong trường hợp cá nhân/ doanh nghiệp không trả được các ngân hàng đều tiến hành thanh lý bắt buộc. Trong bước thanh lý tín dụng này, điểm nổi bật của HSBC là thời hạn nhận lại giấy tờ tài sản đảm bảo tối đa sau 5 ngày, cho thấy quy trình thanh lý tín dụng ở HSBC rất nhanh chóng cho người đi vay.
=> Quy trình tín dụng của Vietinbank,TP bank và HSBC là tương đối tương đồng về cách xử lý. Tuy nhiên, ta có thể thấy thời gian xử lý của HSBC có phần tiện lợi và nhanh chóng hơn hai ngân hàng còn lại, còn Vietinbank và TP bank nghiêng về việc xử lý kỹ lưỡng, phân cấp trong việc xem xét khoản vay.