Lòng Trung Thành Tin Tưởng

Một phần của tài liệu Supernatural-Vietnamese (Trang 37 - 40)

Trở nên cơng chính đối với Đức Chúa Trời là một cách khác để nói về sự cứu rỗi. Nhưng mặc cho những gì chúng ta thường được dạy dỗ trong lớp Trường Chúa Nhật, sự cứu rỗi đã không đến với dân Y-sơ-ra-ên bởi việc vâng theo luật lệ, hay là làm theo Luật Pháp. Kể cả trong Cựu Ước hay là Tân Ước, sự cứu rỗi khơng bao giờ có thể tự tìm được, hay là xứng đáng có được. Nó được ban cho bởi ân điển của Đức Chúa Trời để đáp lại đức tin.

Dân Y-sơ-ra-ên cũng vậy, giống như chúng ta là những người được sinh ra sau sự chết và phục sinh của Đấng Christ, phải có đức tin. Họ phải tin rằng Đức Chúa Trời của họ là Thần của các thần, tin cậy rằng Ngài đã lựa chọn họ trở nên dân sự của Ngài. Chỉ có họ mới có thể tiếp cận được với Thần của các thần. Luật Pháp không phải là cách để dân Y-sơ-ra-ên nhận được sự cứu rỗi – đó cũng khơng phải là cách họ chứng tỏ lòng trung thành với Đức Chúa Trời mà họ tin. Sự cứu rỗi dành cho dân Y-sơ-ra-ên chính là về đức tin vào những lời hứa và các bản tính của Thần của các thần và về việc từ chối thờ lạy các

thần khác. Nó cũng là về sự tin tưởng và lòng trung thành từ tấm lòng, chứ khơng phải tìm cách ghi điểm với Đức Chúa Trời để được Ngài chấp nhận.

Vua Đa-vít đã làm những việc tồi tệ như là phạm tội tà dâm và dàn xếp một vụ mưu sát (II Sam 11). Theo như Luật Pháp, ông ấy là người phạm luật và đáng chết vì tội ác của mình. Ngay cả như thế, ông cũng không bao giờ dao động về niềm tin của ông vào Gia-vê như là Đấng Tối Cao. Ơng khơng bao giờ chuyển sự trung thành của mình qua một thần khác. Và Đức Chúa Trời đã nhân từ đối với ông.

Cũng thật như thế trong Tân Ước. Tin vào Phúc Âm có nghĩa là tin rằng Đức Chúa Trời của Y- sơ-ra-ên đã đến trên đất này như một con người, tình nguyện chết trên thập tự giá như một của lễ hy sinh vì tội của chúng ta, và đã sống lại vào ngày thứ ba. Chúng ta phải nắm chặt điều đó bởi đức tin và rồi chứng tỏ lòng trung thành của chúng ta với Chúa Giê-xu bằng cách từ bỏ tất cả các thần khác. Khơng màng đến những gì các thần khác có thể nói về sự cứu rỗi, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác ngồi Chúa Giê-xu (Cơng Vụ 4:12) và đức tin đó phải được giữ ngun vẹn (Rơ-ma 11:1-24; Hê-bơ-rơ 3:19; 10:22; 38-39). Thất bại cá nhân không giống với việc đổi Chúa Giê-xu lấy một thần khác – và Đức Chúa Trời có thể thấy được sự khác nhau đó.

Tại Sao Điều Này Lại Quan Trọng

Có nhiều hình ảnh tượng trưng trong cuộc xuất hành và những gì xảy ra tại Si-nai. Cảnh tượng tại nơi Môi-se và những người khác dùng bữa với Đức Chúa Trời trong hình dạng con người làm chúng ta chú ý ngay lập tức. Có bảy mươi trưởng lão ở với Môi-se. Nếu bạn đếm các nước trong Sáng 10 mà Đức Chúa Trời đã loại bỏ sau sự kiện tại Tháp Ba-bên, bạn sẽ đếm được bảy mươi nước. Các nước này được phân định cho các con trai của Đức Chúa Trời – là các thần kém quyền lực hơn – khi Đức Chúa Trời của Y-sơ- ra-ên đoán xét các nước (Phục Truyền 4:19-20; 32:8-9). Tại sao lại là bảy mươi trưởng lão, bảy mươi con trai của Đức Chúa Trời, và bảy mươi nước bị truất quyền thừa kế?

Những sự tương ứng này là có chủ ý. Khi Chúa Giê-xu khởi sự chức vụ của Ngài trên đất, Ngài sai đi bảy mươi môn đồ (Lu-ca 10:1). Đây là tiền thân của Đại Sứ Mạng. Con số này gửi đi ý tưởng rằng các môn đồ của Chúa Giê-xu sẽ lấy lại các nước cho quyền cai trị vương quốc của Đức Chúa Trời. Vương quốc đó sẽ đạt đến hình thức cuối cùng trong những ngày sau rốt tại Ê-đen toàn cầu mới trong Khải Huyền 21-22. Sự lập lại của con số bảy mươi chính là một thơng điệp: Gia đình mới trên đất của Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên – con cái của Áp-ra-ham – sẽ là công cụ để hồi phục lại những gì đã mất.

Nhưng việc này khơng dừng lại ở đó. Sứ đồ Phao-lơ đã viết trong Ga-la-ti 3 rằng các tín đồ đã thừa kế các lời hứa được ban cho Áp-ra-ham. Bất cứ người nào tin Chúa Giê-xu đều là con cái của Áp-ra- ham nhờ vào đức tin (Ga-la-ti 3:26-29). Điều đó có nghĩa là bạn và tơi có nhiệm vụ phải lấy lại các nước từ tay các thần. Nhiệm vụ của chúng ta là đưa những người đang ở dưới sự cai trị về thuộc linh của các thần khác trở lại với đức tin nơi Chúa Giê-xu. Chúng ta là hội đồng con người mới của Đức Chúa Trời trên đất. Và khi chúng ta được vinh hiển, chúng ta sẽ dự phần với gia đình thánh của Ngài tại Ê-đen mới.

Kinh Thánh truyền đạt các ý tưởng này tại nhiều chỗ. Sách Khải Huyền mơ tả các tín đồ được thừa hưởng quyền cai trị các nước với Chúa Giê-xu trong ngày sau rốt (Khải 3:21). Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ chiếm chỗ của các con trai Đức Chúa Trời là các thần đã cai trị các nước đó từ thời Ba-bên. Đó là lý do Giăng nói rằng các tín đồ sẽ có quyền trên các con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12; so sánh

với I Giăng 3:1-3); thật sự là chúng ta sẽ thay chỗ của các con trai thánh-nhưng-thù-địch của Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt.

Đây cũng chính là lý do Phao-lơ hỏi khi viết cho các tín đồ để ngăn chặn việc họ để cho tòa án thế gian giải quyết sự tranh cãi giữa họ: “Anh em không biết chúng ta sẽ xét xử các thiên sứ sao?” (I Cô- rinh-tô 6:3). Khi chúng ta đã được làm nên thánh (được vinh hiển) tại đất mới, chúng ta sẽ ở vị trí cao

hơn các thiên sứ. Một ngày nào đó, chúng ta được trở nên giống Chúa Giê-xu (I Giăng 3:1-3; I Cô-rinh-tô

15:35-49) và cùng Ngài cai trị các nước (Khải 2:26) hiện nay đang bị kiểm soát bởi các thần thù nghịch. Các tín đồ, dịng dõi thuộc linh của Áp-ra-ham, cuối cùng sẽ đảo ngược lại sự truất quyền thừa kế của các nước cùng lời nguyền rủa về sự chết đã được lan truyền từ thất bại tại Ê-đen.

Chúng ta phải sống như thể là chúng ta tin tưởng vào định mệnh này. Tất cả mọi thứ trong kế hoạch Cựu Ước đều dẫn đến chúng ta. Hãy nghĩ về Ê-đen. Đức Chúa Trời đã muốn hai gia đình của Ngài – một thánh, và một con người – sống và cai trị cùng nhau tại Ê-đen. Kế hoạch đó đã bị phá hủy bởi sự phản nghịch, nhưng đã được phục hồi bởi sự giải cứu Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập. Từ dòng dõi Áp-ra-ham sẽ ra một Đấng Mê-si-a, là người sẽ xóa bỏ sự thất bại tại Ê-đen (Sáng 3:15). Khơng có một Y-sơ-ra-ên thì chúng ta sẽ khơng có được định mệnh đó.

Và đó chính xác là lý do tại sao các thần và những kẻ tin theo chúng sẽ một lần nữa cố gắng xóa sổ Y-sơ-ra-ên.

CHƯƠNG TÁM

Một phần của tài liệu Supernatural-Vietnamese (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)