Câu trả lời ngắn cho câu hỏi này là “trong mọi cách”, nhưng nó lại quá trừu tượng. Kinh Thánh thực tế hơn nhiều, và các nghi lễ và luật lệ cho việc sinh hoạt cộng đồng Y-sơ-ra-ên cho thấy điều đó.
Ví dụ, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời không chỉ là nguồn sự sống của Y-sơ-ra-ên – mà Ngài chính là sự sống. Đức Chúa Trời không thuộc về trái đất này, là một nơi có sự chết, bệnh tật, và sự bất tồn. Vương quốc của Ngài là siêu nhiên. Còn vương quốc của chúng ta là trên đất. Không gian trên đất mà Ngài ngự trị được trở nên thánh và thoát tục bởi sự hiện diện của Ngài. Nơi chúng ta ở thì bình thường. Đức Chúa Trời lại cực kỳ trái nghĩa với bình thường.
Tại Y-sơ-ra-ên cổ đại, các ý tưởng này được truyền đạt bởi thực tế là con người phải được mời gọi và thanh tẩy để có thể cùng ở một chỗ với Đức Chúa Trời. Nhiều luật lệ trong Cựu Ước quy định về việc thanh tẩy này.
Dân Y-sơ-ra-ên có thể khơng đủ tiêu chuẩn (bị làm “ô uế”) để đến với các nơi thánh bởi nhiều hoạt động và điều kiện. Giao cấu, mất máu, khiếm khuyết về thể chất, và chạm đến xác chết (người hoặc vật) đều làm cho dân Y-sơ-ra-ên bị ô uế. Dân Y-sơ-ra-ên bị cấm ăn thịt một số lồi chim săn mồi ăn xác chết (Ví dụ: kền kền, diều hâu; Lê-vi Ký 11:13-19) hoặc các lồi thú có thể tìm thấy trên hoặc trong xác thú vật (Ví dụ: thằn lằn, chuột; Lê-vi Ký 11:24-40).
Trong các ví dụ này, sự ơ uế khơng phải là về đạo đức, nhưng thiên về sự tiếp xúc với vấn đề mất đi sự sống và sự khơng tương thích của vấn đề đó với sự tồn vẹn của Đức Chúa Trời. Mặc dù lập luận đó rất đơn giản, nó vẫn có vẻ rất lạ đối với tư duy hiện đại của chúng ta. Sự mất máu và các chất dịch tình dục được hiểu là mất những thứ tạo ra và duy trì sự sống. Đức Chúa Trời sẽ không kết giao với việc mất sự sống nhưng Ngài lại là Đấng ban sự sống. Yêu cầu “thanh tẩy” sau việc mất các chất dịch đó là một sự nhắc nhở về bản tính của Đức Chúa Trời. “Sự thanh tẩy” tương tự được yêu cầu sau khi bị làm cho ơ uế vì tiếp xúc với xác chết. Một người có thể bị đuổi ra khỏi những nơi thánh tại Y-sơ-ra-ên vì những khiếm khuyết hay thương tích thuộc thể, trong trường hợp này là vì sự khơng hồn hảo thì khơng tương thích với sự tồn vẹn của Đức Chúa Trời.
Tất cả các luật này là có chủ ý để đưa đến một thế giới quan siêu nhiên. Giải Quyết Vấn Đề Ô Uế
Bị “ô uế” và không xứng đáng để tiếp cận với nơi thánh là một vấn đề nghiêm trọng đối với dân Y-sơ-ra- ên ngày xưa. Họ sẽ không thể đem các sinh tế hay là các của lễ đến những nơi được quy định nếu họ bị ô uế. Giải pháp là sự tẩy uế theo nghi thức, đôi khi liên quan đến sinh tế của nghi thức đó hoặc là một thời gian chờ đợi.
Lập luận của tế lễ bằng huyết – việc bôi hay rảy huyết trên một người hay một vật để làm cho họ trở nên tinh sạch và xứng đáng vào nơi thánh – rất xa lạ đối với chúng ta. Nhưng của lễ bằng huyết lại có một mục đích thần học – chúng giới thiệu một khái niệm về sự thế thân. Bởi vì huyết là sinh mạng (Lê-vi Ký 17:11), việc lấy đi mạng sống của một động vật dạy chúng ta một bài học rằng tiếp cận với Đức Chúa Trời trong bất kỳ điều kiện nào đều có nghĩa là sự chết. Huyết của con sinh tế là một sự thay thế nhân đạo để sửa sai cho tình trạng ơ uế, nhơ bẩn của một người Y-sơ-ra-ên.
Điểm dạy dỗ chính là Đức Chúa Trời đang bảo tồn mạng sống của một người Y-sơ-ra-ên bởi việc thay thế bằng một con sinh tế. Sinh mạng con người thiêng liêng hơn nhiều so với mạng của một con vật bởi vì lồi người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng 1:26; 9:6). Dân Y-sơ-ra-ên tồn tại trên đất là nhờ vào một sự can thiệp siêu nhiên làm cho Áp-ra-ham và Sa-ra có thể có một đứa con (Sáng 12:1-3). Nhưng mạng sống người gặp nguy hiểm trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời thánh khiết. Các sinh tế nhắc nhở họ rằng Đức Chúa Trời có quyền năng trên sự sống và sự chết – và Đức Chúa Trời muốn bày tỏ lòng nhân từ đối với họ.