Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 144 - 149)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Trung bình Nguồn: kết quả xử lý

Kết quả ước lượng cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của sản xuất nơng nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1995 – 2020 là 0,8004 (80,04%) chủ yếu là do sự đóng góp của hiệu quả theo quy mô sản xuất (90,67%), trong khi hiệu quả kỹ thuật thuần là 88,28%. Kết quả này là phù hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam – vốn hầu như là dựa vào gia tăng các yếu tố sản xuất. Điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất nơng nghiệp ĐBSCL vẫn có thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất.

Trong giai đoạn 1995 – 2020 thì chỉ số TFP bình qn là 1,040 ( nghĩa là có sự tăng trưởng), chỉ số TC là 1,043 và TE là 0,997 (kết quả ở Bảng 4.19 và Bảng 4.20). Từ kết quả ở Bảng 4.20 ta tính được tỷ lệ tăng trưởng (tích lũy, cộng dồn) của TFP, TE và TC. Kết quả tính tốn cho thấy tổng mức tăng/giảm tích lũy của TE là -16,28% cho cả giai đoạn 1995 – 2020 (tương đương -0,25%/năm cho con số trung bình), của TC là 80,40%% cho cả giai đoạn (hay 3,22%/năm). Như vậy, mức độ thay đổi tích lũy của TFP là 64,13% cho cả giai đoạn và cho bình quân/năm là 2,97%/năm. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng TFP của nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu là do sự thay đổi về cơng nghệ (3,22%/năm), cịn hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lại làm giảm TFP ở mức 0,25%/năm.

Cơ sở dữ liệu về năng suất nơng nghiệp của ERS (USDA) thì TFP nơng nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 là 2,85%/năm, 2001- 2005 là 2,52%.năm, năm 2006 – 2010 là 2,18%/năm và cả giai đoạn 1991 – 2010 là 2,65%/năm (Fuglie & Rada, 2013). So sánh mức với mức tăng TFP trong nghiên cứu này thì mức tăng TFP của nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1995 – 2020 có lớn hơn. Sự khác biệt này được giải thích là do (i) số liệu mà Fuglie & Rada (2013) tính tốn là cho cả nền nơng nghiệp Việt Nam, nghĩa là tính chung cho cả những khu vực mà hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế vì điều kiện tự nhiên (vùng núi phía Bắc hay khu vực Miền Trung),

(ii)số liệu Fuglie & Rada (2013) tính tốn là cho đến thời điểm 2010, trong khi TFP trong nghiên cứu này được cập nhật cho đến thời điểm năm 2020, trong giai đoạn mà KH – CN đã phát triển rất xa so với thời điểm cách đây 10 năm. Cũng theo số liệu mới nhất của ERS (USDA) trong năm 2021 tính tốn cho thấy TFP nơng nghiệp toàn cầu các giai đoạn 1961 – 1970, 1971 – 1980, 1981 – 1990, 1991 – 2000, 2001 – 2010 và 2011 – 2019 lần lượt là 0,15%/năm, 0,56%/năm, 0,92%/năm; 1,67%/năm, 1,96%/năm và 1,3%/năm. So sánh với mức tăng TFP nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1995 – 2020 cho thấy TFP nông nghiệp ĐBSCL cao hơn so với trung bình của thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng năng suất thì khá khác biệt giữa các vùng và quốc gia do BĐKH, các sự kiện thời tiết, thay đổi trong chính sách tài chính, điều kiện thị trường, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động R& D đều ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP (Steensland, 2021). Vì vậy TFP sẽ thay đổi theo từng vùng, quốc gia và theo thời gian bởi sự thay đổi của các yếu tố trên theo không gian và thời gian.

So sánh với nền nơng nghiệp có nhiều điểm tương đường về sự phát triển cũng như những chính sách về tăng trưởng nơng nghiệp với Việt Nam là nền nơng nghiệp của Trung Quốc, thì kết quả ước lượng này cũng khá tương đồng với các nghiên cứu về nông nghiệp Trung Quốc trong các nghiên cứu của Mao & Koo (1993), Wu et al. (1998), Shih et al. (2003) hay của Li et al. (2008). Cụ thể trong giai đoạn 1980 – 1995 TFP nơng nghiệp Trung Quốc tăng trưởng trung bình 2,37%/năm là do thay đổi cơng

nghệ đóng góp 3,76%/năm và hiệu quả kỹ thuật làm giảm năng suất ở mức 1,44%/năm (Wu et al., 1998). Với cách tiếp cận tối đa hóa đầu ra thì Shih et al.(2003) cho thấy mức

tăng trưởng của TFP nông nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 1984 – 1999 là – 0,1%. Wu et al. (1998) cũng chứng minh mức tăng trưởng TFP chủ yếu do thay đổi về công nghệ hơn là cải tiến về mặt kỹ thuật. Việc hiệu quả kỹ thuật làm giảm tăng trưởng năng suất nông nghiệp Trung Quốc trong các giai đoạn nghiên cứu cho thấy sự thiếu thành công trong việc khuyếch tán công nghệ sản xuất trong nông nghiệp ở Trung Quốc (Wu et al., 1998). Để cải thiện hiệu quả kỹ thuật thì Mao & Koo (1993) cho rằng cần mở rộng nền kinh tế thị trường, tăng cường đầu tư cho giáo dục và chuyển giao, tập huấn kỹ thuật canh tác nông nghiệp giúp nông dân nắm bắt được các kỹ thuật canh tác hiện đại và hiệu quả. Thay đổi về kỹ thuật làm tăng năng suất trong khi hiệu quả kỹ thuật lại làm giảm năng suất nông nghiệp không chỉ được chỉ ra ở Trung Quốc mà các nghiên cứu cho tăng trưởng nông nghiệp của các nước khác cũng chỉ ra điều này. Lu et al. (2008) khi xem xét nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp của 8 nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong giai đoạn 1961 – 2001 bằng chỉ số Malmquist cho thấy năng suất của các quốc gia này tăng dần qua 4 giai đoạn (1961 – 1970, 1971 – 1980, 1981

– 1990 và 1991 – 2001). Trong đó Nhật Bản và Đài Loan là hai nước và vùng - lãnh thổ có nền nơng nghiệp phát triển thì thay đổi về kỹ thuật cũng đóng góp vào tăng trưởng năng suất nhiều hơn là sự đóng góp của hiệu quả.

Cịn với các nghiên cứu về tăng trưởng năng suất của nơng nghiệp Việt Nam thì kết quả ước lượng của nghiên cứu cũng nằm trong xu hướng chung. Nin & Yu (2005) khi nghiên cứu về TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1984 – 2003 chỉ ra

TFP tăng trưởng trung bình là 0,27%/năm là do thay đổi cơng nghệ đóng góp ở mức 0,75%/năm. Kết quả này khá tương đồng với một nghiên cứu khác về TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1985 - 2005 của Vu (2009), với mức đóng góp của thay đổi cơng nghệ là 0,62%/năm vào sự tăng trưởng TFP. Như vậy hiệu quả kỹ thuật làm giảm tăng trưởng TFP của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1994 – 2003 (Nin & Yu, 2005). Giới hạn về nguồn lực canh tác trong nông nghiệp như đất đai, lao động hay điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Điều này giải thích cho việc ĐBSCL đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất cả nước trong giai đoạn 1985 – 2005 (Vu, 2009). Một nghiên cứu được đánh giá là phân tích khá sâu về TFP nơng nghiệp Việt Nam, Ho (2012) cho thấy sự thay đổi của TFP của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006 trung bình là 0,3%/năm (5,22% cho cả giai đoạn), trong đó thay đổi cơng nghệ đóng góp vào sự thay đổi TFP là 1,5%/năm (26,72% cho cả giai đoạn), trong khi thay đổi về hiệu quả kỹ thuật lại làm giảm TFP ở mức 1,2%/năm (16,88% cho cả giai đoạn). Từ những kết quả trên cho thấy sự thay đổi TFP của nông nghiệp VN trong giai

đoạn này là do dịch chuyển giới hạn hàm sản xuất hơn giữa thực tế với tối ưu hay chính là cải thiện hiệu quả kỹ

là thu hẹp khoảng cách giữa thuật sản xuất.

Bảng 4. 20: Mức tăng trưởng của hiệu quả kỹ thuật, công nghệ và năng suất các yếu tố tổng hợp Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Trung bình

100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% 1 -20.00% -40.00%

Hình 4. 5: Tỷ lệ thay đổi (tích lũy) của hiệu quả kỹ thuật, cơng nghệ và năng suất tổng hợp Sự thay đổi của của TFP, công nghệ và hiệu quả kỹ thuật được thể hiện qua Hình 4.5. Đường biểu diễn sự thay đổi của TFP gắn liền với đường biểu diễn sự thay đổi của TC, trong khi theo thời gian thì đường biểu diễn sự thay đổi của TE thì xa dần với đường biểu diễn thay đổi của TFP. Điều này thể hiện chính cơng nghệ tạo nên sự cải thiện năng suất nông nghiệp trong dài hạn vì nó làm thay đổi trong việc sử dụng nguồn lực bao gồm các yếu tố đầu vào mới và việc kết hợp sử dụng các nguồn lực hiện có, cũng như phát triển những sản phẩm mới vì nó khơng chỉ tạo sự khác biệt về sản lượng mà nó cịn ảnh hưởng đến việc lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi theo điều kiện sinh thái nông nghiệp của địa phương, chất lượng của đầu vào (Avila & Evenson, 2010; Fuglie & Rada, 2013).

4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp

Trong các phần trước thì luận án đã lần lượt ước lượng tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng nơng nghiệp, phân tích sự thay đổi của TFP cũng như các thành phần tạo nên sự thay đổi của TFP nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn 1995 – 2020. Tiếp theo, luận án sẽ ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TFP, đề từ đó thấy được TFP có thể được cải thiện bởi những yếu tố nào dựa trên bằng chứng thống kê của kết quả ước lượng.

Như Allison (2009) đã đề xuất một phương pháp ước lượng có thể thay thế kiểm định Hausman cho việc lựa chọn mơ hình REM và FEM, luận án đã ước lượng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến TFP theo ước lượng phương pháp của Allison (2009) theo 2 phương pháp ước lượng là RE và MLE và sử dụng ước lượng FE cho mơ hình FEM.

Ngồi ra để tăng độ tin cậy của các giá trị ước lượng do hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì luận án cũng sử dụng ước lượng vững (robust) cho các ước lượng RE và FE. Nhìn vào 3 kết quả ước lượng (trong phần phụ lục) cho thấy hệ số ước lượng của 3 kết quả là giống nhau, điều đó thể hiện độ vững của các hệ số ước lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w