Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp của vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 119 - 124)

2 .9Giả thuyết thống kê

4.3 Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp của vùng

Nhìn chung giá trị sản lượng nơng nghiệp của các tỉnh/thành ĐBSCL trong giai đoạn 1990 – 2020 đều tăng với tỷ lệ tăng không đều ở các giai đoạn khác nhau. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam được thực hiện từ giữa những năm của thập kỷ 80 của thế kỷ 20 bằng sự ra đời của chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị 100 hay thường gọi là khoán 100 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam – là một nguồn tư liệu sản xuất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Với Chỉ thị 100 thì đất đai canh tác sẽ được Hợp tác xã giao cho đến người nơng dân thay vì Hợp tác xã quản lý như trước đây, cuối vụ nông dân sẽ được

trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản lượng mà họ tạo ra và số ngày cơng đóng góp. Sau khi Chỉ thị 100 được ban hành thì Luật đất đai đầu tiên của nước Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là Luật Đất đai năm 1987 (29/12/1987) là văn bản pháp lý quan trọng – là cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất đai và phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Lúc này nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho nơng dân, người nơng dân có quyền bán thành quả lao động của mình trên đất đai. Khi nông dân được giao sử dụng ổn định đất lâu dài là động lực để người sản xuất yên tâm đầu tư vào đất đai – sử dụng và cải tạo đất hiệu quả hơn nhằm làm tăng năng suất của đất ( Carter, 2000).

Giá trị Nông - Lâm - Thủy sản theo giá hiện hành (tỷ đồng)

350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 - 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94

Hình 4. 2: Giá trị Nông – Lâm – Thủy sản theo giá hiện hành

Hình 4.2 cho thấy giá trị Nơng – lâm – thủy sản tăng đều trong khoảng 20 năm đầu của cả giai đoạn, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2009 thì giá trị nơng – lâm – thủy sản tăng nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng này do nhiều nguyên nhân như sự thay đổi trong các chính sách, chủ trương của nhà nước trong phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL. Những chính sách này bao gồm những chủ trương, chính sách về đầu tư cho thủy lợi cho riêng vùng ĐBSCL. Cụ thể như quyết định 84/2006/QĐ – TTg ngày 19/4/2006 về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định 1397/QĐ – TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt, quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Nghị quyết 120/NQ – CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sơng Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. và gần đây nhất là quyết định 633/QĐ – TTg ngày 15/6/2020 phê duyệt đề án “Hiện đại hoa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL”. Bên cạnh đó

là những chính sách, chủ trương về việc hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp cho nông dân ĐBSCL trong điều kiện mới. Cụ thể Nghị quyết 63/2009/NQ – CP ngày 23/12/2009 về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; Quyết định 580/QĐ – TTg ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tại ĐBSCL.

Do tác động của các dự án thủy lợi lớn được đầu tư liên tiếp cho vùng ĐBSCL trong nhiều thập kỷ qua mà diện tích đất canh tác nói chung và diện tích canh tác lúa nói riêng ở khu vực này liên tục được mở rộng. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây thì BĐKH đã diễn ra gay gắt và nặng nề dần đối với khu vực ĐBSCL. BĐKH, sự khan hiếm nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, tình trạng XNM sâu hơn, tất cả những điều đó đã gây khó khăn hơn hoạt động trồng lúa do cây lúa là cây trồng cần nhiều nước. Xu hướng thay đổi nhu cầu đối với hàng nông sản của thế giới cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích đất trồng lúa. Nhận thấy những lý do khách quan và chủ quan mà chính phủ Việt Nam đã có những chính sách cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL từ thế chống lại những điều kiện bất lợi cho sản xuất nơng nghiệp sang sản xuất thích ứng với BĐKH, với những sự thay đổi bất lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu cho sản xuất lúa. Sau khi vụ hạn mặn lịch sử năm 2015 – 2016 thì Nghị quyết 120/NQ – CP ngày 17/11/2017 đã được thơng qua. Vì thế diện tích trồng lúa sau khi Nghị quyết 120/NQ – CP đã giảm liên tục cho đến thời điểm cuối năm 2020. Ngược lại với việc giảm của diện tích trồng lúa là sự tăng lên trong diện tích ni trồng thủy sản. Như đã trình bày ở phần trước thì diện tích ni trồng thủy sản tăng cao ở các tỉnh ven biển Đông (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu), các tỉnh ven biển Tây (Kiên Giang, Cà Mau). Bởi lẽ những địa phương này gần ven biển là những nơi bị ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất tình trạng XNM. Vì vậy tình trạng chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ni trồng thủy sản đã diễn ra mạnh ở những địa phương này. Cây hàng năm ở ĐBSCL chủ yếu là rau, đậu các loại, còn cây lâu năm chủ yếu là cây ăn trái, diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp rất thấp, chiếm tỷ lệ khơng đáng kể trong tổng diện tích trồng cây lâu năm ở vùng đất này. Nhìn chung thì diện tích rau, đậu và cây ăn trái ở ĐBSCL khá ổn định, khơng có sự biến động q nhiều như diện tích trồng lúa và ni trồng thủy sản. ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại đặc sản được thị trường ưa chuộng, với tổng sản lượng trên 3 triệu tấn /năm. Xuất khẩu trái cây ở ĐBSCL phát triển tốt với sự thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trên khắp các châu lục. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1.040 triệu USD, tăng trưởng không dưới 10% so với năm 2012. Nếu năm 2011, trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang 63 quốc gia, thì hiện nay đã mở rộng lên

76quốc gia. Trong số những quả chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt củ nhiều đặc sản như: thanh long (chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), dứa (trên 16% tổng kim ngạch), mít (3,5%),

bưởi (chiếm 1,6%), xồi (chiếm 1,5%),…Đây là những tín hiệu vui cho ngành trồng cây ăn quả xuất khẩu của ĐBSCL. Phát triển cây ăn quả ở ĐBSCL gắn với các định hướng chế biến và thị trường tiêu thụ, lựa chọn các cây, quả chủ lực có hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh cao để tập trung đầu tư và phát triển thành vùng chuyên canh gắn với các chính sách cho vùng chuyên canh, xây dựng thương hiệu.

Nhìn chung lượng lao động nơng nghiệp – nông thôn ở ĐBSCL không biến động nhiều qua trong thời gian giai đoạn 2016- 2020, trừ thành phố Cần Thơ. Một số địa phương có lượng lao động nơng nghiệp – nông thôn giảm nhiều như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang là do quá trình chuyển đổi, thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực 1 và tăng tỷ trọng cho các khu vực 2 và 3 hoặc có sự di dân trong quá trình tìm kiếm việc làm của lao động nơng thơn đến các thành phố lớn ở Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đơng Nam Bộ.

Lượng lao động (người)

6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - 1

Vốn con người (người)

4,000,000 3,500,000 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 - 1

Hình 4. 3: Sự thay đổi của các yếu tố sản xuất

Ngồi ra q trình cơ giới hóa – hiện đại hóa trong sản xuất nơng nghiệp cũng làm giảm nhu cầu lao động cho hoạt động sản xuất này.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm cũng như số liệu thống kê số liệu về lượng lao động trong ngành nông nghiệp của các quốc gia cho thấy lượng lao động nơng nghiệp

có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt điều này xảy ra các các nước có nền nơng nghiệp hiện đại. Điều này được giải thích bởi sự tiến bộ cơng nghệ trong sản xuất, sử dụng máy móc tự động, hiện đại để thay thế sức lao động của con người. Trong trường hợp này chính là sự thay thế giữa yếu tố vốn và yếu tố lao động cho nhau. Ngoài ra việc sử dụng các các yếu tố sản xuất trung gian (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh) cũng làm giảm nhu cầu về lượng lao động để chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật ni. Lượng lao động nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.

Trong các yếu tố đầu vào đầu tư cho nơng nghiệp ĐBSCL thì vốn vật chất là yếu tố có sự tăng trưởng ấn tượng nhất, nhất là trong thập niên trở lại đây. Vốn đầu tư cho khu vực 1 đươc đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng như betong hóa đường, cầu ở khu vực nơng thơn, phủ kín hệ thống lưới điện, cũng như xây dựng kho bãi. Riêng đối với khu vực ĐBSCL thì vốn đầu tư cho khu vực 1 ngồi đầu tư vào các hạng mục như trên, thì phần lớn lượng vốn được đầu tư cho hệ thống thủy lợi bởi do đặc thù về địa lý và thổ nhưỡng của khu vực này. Theo Barker et al.(2004) thì lượng vốn đầu tư vào nơng nghiệp ĐBSCL thì có đến 90% là đầu tư vào thủy lợi cho khu vực này. Đây là một trong những lý do mà diện tích đất nơng – lâm – ngư nghiệp ở ĐBSCL liên tục được mở rộng như đã phân tích ở trên.

Vốn con người được đo lường số học sinh phổ thông (cho tất cả các cấp bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông). Qua số liệu thu thập cho thấy tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học ở khu vực ĐBSCL luôn gần như đạt 100% do chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học và miễn giảm học phí của nhà nước, tuy nhiên thì lên cấp học cao hơn thì tỷ lệ này giảm xuống, và thấp nhất là ở cấp phổ thông trung học bởi do các vấn đề về kinh tế và văn hóa. Tổng số học sinh các cấp ở ĐBSCL trong giai đoạn 1995 – 2020 giảm nhẹ do vấn đề di dân để tìm việc làm của người dân ĐBSCL đến Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 119 - 124)