Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến TFP

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 149)

Biến lnThuyloi lnTindung lnQuymo lnPCI lnChitieu lnDatlua Hằng số

Ghi chú: (***): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, (**):có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (*):có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, (ns): khơng có ý nghĩa thống kê.

Dựa trên kết quả ước lượng hồi quy và kiểm định Wald được thực hiện sau khi thực hiện ước lượng hồi quy thì như kỳ vọng vọng ban đầu: hầu hết các biến được đưa vào để giải thích sự biến động của TFP trong nơng nghiệp ĐBSCL đều có ý nghĩa thống kê ở mức khác nhau chỉ trừ biến Tindung.

Tỷ lệ diện tích đất được đầu tư thủy lợi có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy

ýnghĩa và vai trị của cơng tác thủy lợi đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL. Thật vậy các hoạt động mở rộng và cơ sở hạ tầng cơng như đường, điện, thơng tin liên lạc có thể lan tỏa các cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất mới đến nơng dân, có thể làm giảm chi phí và vì thế ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất trong dài hạn. Thủy lợi cũng là một yếu tố của cơ sở hạ tầng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất canh tác (Wang et al.,

2015). Thủy lợi được xem là một động lực của tăng trưởng kinh tế bởi đầu tư vào thủy lợi khơng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nông nghiệp, thu nhập của nông hộ và việc làm trong lĩnh vực nơng nghiệp mà cịn có tác động đến cơng ăn việc làm và thu nhập của lĩnh vực phi nông nghiệp (Barker et al., 2004). Tỷ lệ diện tích

đất canh tác được đầu tư thủy lợi như đã được lập luận ở phần trước là nhằm đo lường chất lượng của đất canh tác. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về nông nghiệp của quốc gia và của Việt Nam. Cụ thể Craig et al. (1997); Wiebe (2003); Alauddin et al.(2005); Chen et al. (2008), Vu (2009); Kompas et al. (2009). Đầu tư công tác thủy lợi nội đồng khơng chỉ có hiệu quả với các quốc gia có nguồn nước khan hiếm như Israel hay Ấn Độ mà còn có hiệu quả với các quốc gia có nguồn nước dồi dào như Việt Nam. Cụ thể Bhattarai (1996) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuỷ lợi đến tăng trưởng nông nghiệp và xố đói giảm nghèo ở Ấn Độ cho thấy nếu

gia tăng 1% diện tích đất canh tác có thuỷ lợi sẽ mang lại mức gia tăng 0,32% năng suất của các yếu tố tổng hợp. ĐBSCL của Việt Nam có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt bởi nguồn phù sa bồi đắp từ dịng sơng Mekong, tuy nhiên hoạt động trồng trọt cũng bị hạn chế bởi nước lũ. Bên cạnh đó tình trạng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn vào mùa khô cũng là yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL. Chính vì vậy trước khi có sự đầu tư lớn và đồng bộ của nhà nước vào hệ thống thủy lợi nội đồng thì các vùng sản xuất hầu như chỉ sản xuất được một hoặc hai vụ sản xuất chính trong năm với năng suất và sản lượng thu hoạch mỗi vụ không cao. Hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà cịn có tác dụng tháo chua, rửa phèn, thốt lũ nhanh chóng. Một nghiên cứu về các chính sách vĩ mơ và sự ưu tiên cho thủy lợi ở Việt Nam (Barker et al., 2004) cho thấy 1,6 triệu ha đất canh tác ở ĐBSCL đã được tháo chua, rửa phèn và đến năm 2000 thì khoảng 45% diện tích được đầu tư thủy lợi là ở ĐBSCL. Nghiên cứu này cũng chỉ ra trong các yếu tố đóng góp vào sự tăng trưởng của sản lượng nơng nghiệp thì chi tiêu cho thủy lợi là yếu tố có mức đóng góp cao nhất ở mức 28,33% vào gia tăng sản lượng nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991 – 1999. Trong các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho sản xuất nơng nghiệp thì phí thủy lợi là một trong những những loại phí được nhà nước hỗ trợ cho người nơng dân. Trong các chương trình lớn về thủy lợi thì ĐBSCL ln được dành một sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Với các cơng trình thủy lợi được đầu tư trong 10 năm (1988- 1997) đã khai thác hiệu quả vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và ngọt hóa bán đảo Cà Mau bởi các vùng đất này vốn bị nhiễm phèn, nhiễm nặng. Sự quan tâm, ưu tiên của Nhà nước cho công tác thủy lợi ở ĐBSCL được thể hiện qua nhiều văn bản pháp luật từ Quyết định 99/QĐ –TTg ngày 9/2/1996 “Về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đến Nghị định số 143/2003/NĐ- CP ngày 28/11/2003 quy định các vấn đề về khai thác, bảo vệ, quản lý nhà nước về cơng trình thủy lợi, thủy lợi phí… Sự quan tâm của Nhà nước được đẩy lên cao bằng Quyết định số 1590/QĐ – TTg về phê duyệt định hướng “Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam”. Kết quả thực tế về sản lượng thu hoạch sau khi có đầu tư thủy lợi của nhà nước vào ĐBSCL cũng đã chứng minh được tác dụng của những cơng trình thủy lợi ở khu vực này.

Quy mô sản xuất của nông hộ cũng được chỉ ra là một yếu tố góp phần làm gia tăng TFP nơng nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu. Lợi thế về quy mô sản xuất sẽ giúp cho nông hộ giảm được chi phí sản xuất do tác dụng của các khoản đầu tư cố định, tuy nhiên hiệu quả kinh tế theo quy mơ cịn phù thuộc vào quy mô sản xuất của nơng hộ bởi việc áp dụng cơ giới hóa nơng nghiệp sẽ khó thực hiện trên một diện tích nhỏ, và đặc biệt là vấn đề manh mún ruộng đất như ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng

bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Ví dụ Đồng bằng sơng Hồng chiếm 45,1% tổng số hộ có diện tích trung bình nhỏ hơn 0,2 ha, trong khi tỷ lệ các có hộ có diện tích canh tác từ 2 ha trở lên chỉ chiếm 0,1% trong khi tỷ lệ này ở ĐBSCL là 10,1%. Kết quả ước lượng của biến Quy mơ thể hiện hàm ý diện tích đất lớn hơn sẽ giúp nông hộ sản xuất tận dụng lợi thế nhờ quy mơ, giảm chi phí đầu vào, dễ dàng trong việc áp dụng tiến bộ cơng nghệ, máy móc trong sản xuất, từ đó tác động đến tăng trưởng của TFP. Diện tích đất canh tác lớn cũng hàm ý về khả năng tích lũy tư bản và tái đầu tư mở rộng sản xuất của nông hộ, tuy nhiên các nông hộ có quy mơ lớn và nhỏ đều có thể đạt hiệu quả như nhau. Fuglie et al. (2019) cho rằng các nơng hộ có quy mơ sản xuất nhỏ ở Kenya, Ấn Độ và Việt Nam có thể gia tăng năng suất như các nơng hộ/trang trại có quy mơ lớn như ở Brazil bằng cách áp dụng tiến bộ công nghệ, sử dụng hiệu quả công cụ và cải tiến các dịch vụ cho các nơng hộ có quy mơ nhỏ

Sự thiếu hụt nguồn vốn được xem là một trong những trở ngại cho sự tăng trưởng của nông hộ Việt Nam. (Barker et al., 2004). Theo một nghiên cứu của Quỹ phát triển dự án Mekong các doanh nghiệp tư nhân cho rằng các vấn đề mà họ gặp phải như sự không rõ ràng về quyền sở hữu tài sản, hạn chế trong tiếp cận thương mại quốc tế hay sự bất hợp lý về thuế, cũng như tình trạng quan liêu được xếp sau vấn đề về thiếu nguồn tín dụng. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp bao gồm đầu tư của nông hộ vào cây – con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và máy móc thiết bị, trong khi đầu tư công hay đầu tư của nhà nước được đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, đường sá nơng thơn hay các chương trình hỗ trợ cho nơng nghiệp – nơng thơn. Tỷ lệ số nơng hộ được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức cho thấy mức độ hồn thiện, phát triển của các thể chế tài chính và thị trường tài chính dành cho lĩnh vực nơng nghiệp – nơng thơn. Kết quả ước lượng của nghiên cứu này về ảnh hưởng của mức độ tiếp cận tín dụng đến tăng trưởng nơng nghiệp tương đồng với các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Rios & Shively (2005) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cà phê ở Việt Nam và IPSARD (2014) về các yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp. Lý giải cho kết quả này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, mặc dù được tiếp cận nguồn vốn chính thức nhưng nguồn vốn được vay bị hạn chế bởi giá trị của tài sản thế chấp hoặc định mức tối đa được vay trong các chương trình hỗ trợ của nhà nước về vốn tín dụng cho nơng dân hoặc các trang trại, hợp tác xã. Điều này được thể hiện qua những quy đinh vay vốn của các tổ chức tín dụng dành cho nơng nghiệp nơng thơn (Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng Chính sách) hoặc các văn bản quy định của nhà nước. Thứ hai, các khoản vay mà nông hộ được vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn (Barker et al., 2005), chính vì vậy ảnh hưởng đến việc đầu tư vào máy móc hay cơng nghệ của nông hộ bằng nguồn vốn vay.

vốn vay sai mục đích, thay vì sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì họ lại sử dụng vốn vào tiêu dùng, trang trải các khoản chi tiêu đột xuất trong gia đình. Đó là những lý do cho thấy khả năng tiếp cận vốn đã chưa mang lại tác động như mong muốn trong nghiên cứu.

Chi đầu tư của nhà nước cho nền kinh tế là khoản chi khơng thể thiếu vì nó tạo ra những động lực và điều kiện cho sự dân sinh cũng như phát triển kinh tế - xã hội trong khi các nguồn đầu tư tư nhân không thể đảm nhiệm các khoản chi này bởi cần nguồn lực rất lớn và hiệu quả của các khoản chi này không chỉ đơn thuần là hiệu quả về tài chính mà là hiệu quả về kinh tế, xã hội và mơi trường. Do khơng có số liệu về chi của từng địa phương cho khu vực nơng nghiệp nơng thơn, vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu về tỷ lệ phần trăm của chi tiêu công cho đầu tư phát triển làm biến để đo lường tác động của cơ sở hạ tầng đến năng suất nông nghiệp với giả định là chi tiêu cho đầu tư phát triển càng cao thì càng có sự gia tăng về cơ sở hạ tầng. Trong nghiên cứu này có bằng chứng thống kê cho thấy chi đầu tư phát triển thật sự có tác động làm gia tăng năng suất nông nghiệp ĐBSCL của giai đoạn nghiên cứu. Mặc dù cách đo lường biến cơ sở hạ tầng có khác so với các nghiên cứu khác (Antel, 1983; Craig et al. 1997; Wiebe, 2000) nhưng chiều và mức độ tác động của cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng nông nghiệp trong nghiên cứu này vẫn khá tương đồng với các nghiên cứu khác.

Theo lý thuyết thể chế thì thể chế của một nền kinh tế hay một địa phương cũng tác động đến tăng trưởng năng suất bởi lẽ theo trường phái Tân cổ điển cho rằng nhà nước đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua những quy định hợp lý và những chính sách, chủ trương cũng như các khoản đầu tư của nhà nước vào con người (giáo dục, đào tạo, y tế…) hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cũng như thể chế sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hay bất lợi cho người sản xuất. Chính vì vậy nghiên cứu này sử dụng chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để phân tích sự ảnh hưởng của thế chế lên tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL. Kết quả ước lượng cho thấy khi các địa phương nâng cao được chỉ số Năng lực cạnh tranh thì sẽ tác động thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Chỉ số Năng lực cạnh tranh có tất cả 10 chỉ số thành phần bao gồm: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí khơng chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Vì vậy chỉ số PCI có ý nghĩa thống kê cho thấy sự ảnh hưởng của việc điều hành chính quyền địa phương đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp. Việc tăng một điểm của chỉ sổ Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.0000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người và

62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp; còn nếu cải thiện một điểm trong Chỉ số

đào tạo lao động giúp tăng 30%, 47% và 58 triệu đồng theo thứ tự trên (VCCI, 2009). 133

Vì phương pháp tính PCI có loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (đó là các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mơ thi trường và nguồn nhân lực), vì vậy chỉ số PCI giúp xác định và hướng vào thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được cũng như cải thiện ở cấp tỉnh. Về kết quả nghiên cứu thực nghiệm thì Hall & Jones (1999) đã chỉ ra rằng chính sự khác biệt về thể chế và chính sách của chính phủ tạo ra sự khác biệt về tích lũy vốn, năng suất và sản lượng của mỗi công nhân. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng các nước có cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì năng suất lao động sẽ cao hơn từ 25 đến 38 lần so với các nước có cơ sở hạ tầng kém hoặc chưa hoàn chỉnh.

Nếu các yếu tố khác tác động làm gia tăng trưởng TFP thì biến diện tích đất lúa lại có chiều tác động ngược lại. Cụ thể khi giảm tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trong tổng diện tích đất nơng nghiệp thì lại làm tăng TFP. Sự tác động này có thể được giải thích bởi nguyên nhân của việc giảm diện tích đất lúa trong những năm trở lại đây. Như đã phân tích và trình bày ở các phần trước thì ngun nhân của việc giảm diện tích đất lúa trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây là do tình trạng XNM gia tăng, cũng như giảm lượng nguồn nước ngọt cho sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra tình trạng sạt lở xảy ra ở một số địa phương do vấn đề BĐKH. Do vậy, Chính phủ đã chủ trương thay đổi và điều chỉnh hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL cho phù hợp với tình hình mới, theo hướng thích nghi. Một trong những điều chỉnh đó là điều chỉnh diện tích đất trồng lúa bị XNM và chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước lợ. Rõ ràng là kỹ thuật sản xuất của mỗi ngành hàng là khác nhau, vì thế khi nơng dân chuyển sang sản xuất những ngành hàng khác so với trước đây họ đã từng sản xuất, điều này bắt buộc họ phải học thêm kiến thức và kỹ thuật sản xuất mới. Để có thể thích ứng với điều kiện sản xuất mới do ảnh hưởng của BĐKH thì chính phủ đã có những chính sách tăng cường cho KH – CN nơng nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm tạo ra nhiều giống cây trồng thích nghi với sự gia tăng của độ mặn của đất canh tác.

Sản xuất lúa thâm canh ở vùng thượng đồng bằng được hỗ trợ bởi hệ thống đê cao làm giảm suy giảm nguồn lợi cá và đa dạng của cá nội địa, hơn nữa sản xuất lúa ở vùng biển đã trở nên rất dễ bị tổn thương. Lợi nhuận kinh tế của hoạt động trồng lúa cịn thấp nhưng chi phí đầu vào gia tăng trong một môi trường xấu đi, và tác động đến thủy văn và kinh tế của hoạt động trồng lúa lại đáng lo ngại như giảm khả năng giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 149)