Đo lường năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 52)

2.5 Năng suất và tăng trưởng nông nghiệp

2.5.2 Đo lường năng suất

Theo Coelli et al. (2005) để ước lượng TFP, hiệu quả và phân tích TFP thì có thể sử dụng một trong bốn phương pháp bao gồm: (i) ước lượng hàm sản xuất bằng kinh tế lượng, (ii) phương pháp chỉ số TFP, (iii) phân tích bao dữ liệu (DEA) và (iv) phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. Trong đó hai phương pháp đầu được sử dụng cho số liệu thời gian và đo lường thay đổi hiệu quả kỹ hoặc TFP, hai phương pháp sau được sử dụng cho số liệu của doanh nghiệp hoặc nông hộ (số liệu chéo) để đo lường hiệu quả tương đối giữa các doanh nghiệp hoặc nơng hộ. Vì vậy hai phương pháp ước lượng sau khơng cần giả định là các doanh nghiệp/nơng hộ đều có hiệu quả kỹ thuật, trong khi hai phương pháp đầu cần giả định này. Khi phương pháp phân tích DEA và phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được áp dụng cho số liệu bảng thì sẽ đo lường được cả thay đổi về hiệu quả kỹ thuật, thay đổi về công nghệ. Các phương pháp trên cũng được chia làm hai nhóm phương pháp là “tham số” và “phi tham số”. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều vấn đề như số liệu địi hỏi, những giả định và có hay khơng có sai số ngẫu trong số liệu.

Tăng trưởng năng suất được phân tích thành thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và thay đổi của công nghệ hay kỹ thuật sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khoảng cách giữa sản lượng thực tế và sản lượng tối ưu mà đơn vị sản xuất có thể đạt được với mức sử dụng nguồn lực cũng như phân bổ nguồn lực được cho sẵn.

qCRS q1 q2 q3 0 xx

Hình 2.2: Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô

Với đường giới hạn sản xuất (PP) thì bất kỳ đơn vị sản xuất nào mà đạt tại đường này thì đạt mức hiệu quả tối ưu, chưa đạt hiệu quả tối đa nếu hoạt động dưới đường PP. Ví dụ một đơn vị sản xuất hoạt động tại mức điểm A nghĩa là với lượng yếu tố đầu vào là x thì đơn vị này đạt được mức sản lượng là q2, tuy nhiên đơn vị sản xuất này vẫn có thể đạt mức sản lượng cao hơn mức sản lượng cao hơn mức sản lượng q2 là q1 cũng với mức lượng đầu vào sử dụng là x. Như vậy việc đơn vị sản xuất này gia tăng được sản lượng đầu ra từ q1 lên q2 nghĩa là khi đó đơn vị này đã nâng cao được hiệu quả kỹ thuật và đạt được mức hiệu quả tối ưu.

Thay đổi hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency change – TEC), thay đổi công nghệ (Technical change – TC) và tăng trưởng TFP.

q Q*t+1,t Qt+1 Q*t,t Q*t+ Q*t, Qt

Theo Sun & Kalirajan (2005) thì các khái niệm trên có thể được giải thích bằng Hình 2.3. Giả sử một đơn vị sản xuất tại điểm A trong kỳ sản xuất t và điểm B trong kỳ sản xuất t+1 tương ứng với đường giới hạn khả năng sản xuất cho hai thời kỳ lần lượt là

PPt và PPt+1. Sự tăng trưởng của sản lượng đầu ra từ điểm A lên điểm B được phân tích như sau: Qt+1 – Q1 = AC + CD + FB = AC+CD+(EF–EB) = (AC–EB)+CD+EF =[( , ∗ − ) − ( +1, +1∗ − +1)] + ( , +1∗ − , ) + ( +1, +1∗ − , +1∗)

( , ∗ −) và ( +1, +1∗ − +1) chính là mức phi hiệu quả tại kỳ sản xuất t và

t+1

, +1∗ − , : thay đổi về công nghệ sản xuất

( +1, +1∗ − , +1∗) đo lường sự đóng góp của việc gia tăng yếu tố đầu vào sản xuất tới tăng trưởng sản lượng đầu với công nghệ sản xuất ở thời kỳ t+1 Như vậy:

Tăng trưởng sản lượng là do sự đóng góp của (1) thay đổi hiệu quả sản xuất, (2) thay đổi của công nghệ sản xuất và (3) gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 52)