Chương 9 : HÓA SINH THẬN VÀ NƯỚC TIỂU
4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC TIỂU
4.1. Các chất vô cơ
Clo: sự bài xuất clo phụ thuộc vào chế độ ăn. Trong một số bệnh lý như viêm thận,
bệnh nhiễm trùng như viêm phổi thì clo trong nước tiểu giảm.
Phosphat: phần lớn phosphat trong nước tiểu là phosphat mono kim loại. Phosphat
nước tiểu có hai nguồn gốc: thức ăn và do dự thối hóa các hợp chất có photsphat tăng trong một số bệnh về xương, ưu năng tuyến cận giáp và giảm trong thiểu năng tuyến cận giáp.
4.2. Các chất hữu cơ
Urê: Urê là thành phần có nhiều nhất trong nước tiểu. Sự bài xuất urê phụ thuộc
vào chế độ ăn, tỷ lệ thuận với chế độ ăn giàu đạm. Sự bài xuất urê tăng trong các trường hợp sốt cao, đái tháo đường, ưu năng tuyến thượng thận, nhiễm độc v.v… Sự bài xuất urê giảm trong viêm thận cấp, viêm thận do nhiễm độc chì, thủy ngân.
Creatinin: bài xuất creatin trung bình ở người trưởng thành nam giới khoảng 20-
25mg/kg thân trọng, nữ giới là 15-20mg/kg thể trọng. Lượng creatinin trong nước tiểu tăng trong các trường hợp bệnh teo cơ kèm thối hóa cơ, ưu năng tuyến cận giáp.
Acid uric: Lượng acid uric bài xuất trong nước tiểu thay đổi theo chế độ ăn, tăng
ở chế độ ăn có nhiều đạm, trường hợp bệnh lý về thận như viêm thận, bệnh lý về chuyển hóa nucleoprotein ở tế bào.
Acid amin: Nước tiểu có chứa tất cả các acid amin có trong protein. Ở một số bệnh
lý lượng acid amin cao hơn trong nước tiểu.
Các hormon, vitamin và enzym: Trong nước tiểu cịn có chứa enzym như amylase, các vitamin như B1, PP, C và các dạng dẫn xuất của chúng; các hormon sinh dục nam, sinh dục nữ, vỏ thượng thận dưới dạng dẫn xuất glucuronic liên hợp.