Xuất một số giải pháp trong công tác quản lý CTR

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc tăng dân số do dân lao động xuất khẩu và tu nghiệp sinh đến quản lý chất thải rắn tại làng nirasaki, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 49 - 52)

Trước thực trạng khối lượng CTR ngày càng tăng nhanh; phạm vi, đối tượng và yêu cầu phục vụ ngày một cao hơn; hạn chế trong cơ chế chính sách,

hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải, ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường của người dân chưa tốt. Việc đề ra giải pháp nâng cao hiệu quá CTRSH đóng vai trị hết sức quan trọng.

4.7.1. Giải pháp về chính sách

+ Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác bảo vệ mơi trường cấp huyện, xã, cán hộ thơn xóm và các lao động trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

+ Tổ chức đội thu gom rác thải tập trung, địa phương cần có địa điểm cụ thể để tập kết lượng rác thải sinh hoạt này. Theo kết quả phỏng vấn cán bộ môi trường tại vùng Nagno được biết Vùng đã có kế hoạch tổ chức thu gom rác thải hàng ngày bắt đầu từ đầu năm 2017.

4.7.2. Giải pháp về quản lý và giáo dục

+ Củng cố tăng cường bộ máy cán bộ và phân công cán bộ chuyên trách bảo vệ môi trường cấp xã, tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực quại làng Nirasakin.

+ Tổ chức triển khai tuyên truyền luật môi trường, các văn bản liên quan đến môi trường và bảo vệ mơi trường bằng nhiều hình thức như thơng qua phương tiện thông tin đại chúng, qua tập huấn để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn thể người dân, đặc biệt cần quan tâm đến nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân.

+ Tổ chức phát động phong trào bảo vệ mơi trường tồn dân, tổ chức các hoạt động chung như phân loại, thu gom ở mỗi khu nhà trọ, làm sạch đẹp đường làng ngõ xóm…Xây dựng mơi hình trang trại sạch sẽ về rác thải và tiến tới đạt về chuẩn mơi trường, hàng năm bình xét và có chính sách khen thưởng các hộ gia đình làm tốt cơng tác bảo vệ mơi trường.

+ Ngồi ra, cần tăng cường giáo dục ý thức môi trường cho người dân, thu gom triệt để lượng CTR phát sinh, không đổ bừa bãi ra môi trường xung quanh. Cần tận dụng lượng chất thải rắn có thể sử dụng lại hoặc tái chế.

+ Thực hiện tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn. Tạo điều kiện cho việc xử lý lượng chất thải đạt hiệu quả cao.

+ Thành lập các tổ Bảo vệ môi trường, khai thác triệt để vai trò của những người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng.

+ Giám sát thời gian thu gom rác của vệ sinh viên và có biện pháp xử phạt khi thu gom sai nguyên tắc. Đồng thời tiến hành phạt tiền đối với những hộ gia đình đổ rác khơng đúng nơi quy định

Đề xuất mơ hình tổ chức quản lý rác thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn tỉnh Nagano nói chung, làng Nirasaki nói riêng.

4.7.3. Giải pháp cơng nghệ

Do tính chất cơ bản là nhằm giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường do lượng chất thải rắn phát sinh nên mọi giải pháp công nghệ xử lý nào tiềm ẩn (như đổ đống tự nhiên, đốt rác tự nhiên…) đều được loại bỏ ngay từ đầu.

Dựa vào những điều kiện hiện tại của địa phương, các phương án công nghệ sau được cho là khả thi và triển vọng:

Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh và tái chế, chôn lấp những phần cịn lại.

Chơn lấp rác thải tại những ô chôn lấp hợp vệ sinh.

Mỗi phương pháp cơng nghệ trên đều có những ưu, khuyết điểm riêng của chúng, do đó cần xem xét kỹ các phương án để đạt được hiệu quả xử lý CTRSH phát sinh cao nhất.

HTX làng Nirasaki

Hình 4.10: Đề xuất mơ hình quản lý CTRSH

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân thu gom - vận chuyển CTRSH cũng như đồng thời người dân đổ rác đúng cách, đúng giờ, đúng nơi quy định tạo điều kiện cho quá trình thu gom được thuận lợi.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc tăng dân số do dân lao động xuất khẩu và tu nghiệp sinh đến quản lý chất thải rắn tại làng nirasaki, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)