Điệu múa Đại Lạc Kim Cang

Một phần của tài liệu Always-Remember-Vietnamese-20210607 (Trang 116 - 120)

Cang

Mipham Rinpoche trứ tác Đại Lạc Kim Cang Vũ Diệu Âm, nếu như toàn bộ Tây Tạng biểu diễn thì có thể đẩy lùi bệnh tật, nạn đói, chiến tranh và mặt trời hạnh phúc sẽ mọc lên, có một duyên khởi thù thắng như vậy. Nhưng, khi ngài Mipham rinpoche ở thế gian, duyên khởi của điệu Kim Cang vũ này chưa được chín muồi. Về sau, các đại đức Reting Rinpoche, Lerab Lingpa đem Đại Lạc Kim Cang Vũ Diệu Âm biểu diễn trong ngày lễ tết Phật giáo của Tuyết Vực, nhưng do phúc báo của người dân xứ tuyết mỏng manh khiến sự việc khơng được kiên trì tới cùng. Về sau, Quy y chủ Dudjom đời thứ II và các bậc đại đức khác đã chủ ý hoằng dương lại điệu Kim Cang vũ, nhưng tiếc rằng nhân để cho thời khắc hạnh phúc của xứ tuyết tới chưa được chín muồi, cuối cùng cũng không hưng thịnh được.

Hiện tại, nhân đã thành thục, bởi vậy Đại Lạc Kim Cang Vũ Diệu Âm mới được hoằng dương trở lại.

Nơi điệu Kim cang vũ này hưng thịnh sẽ được đại cát đại lợi, vô bệnh vô tật, các sự suy bại đời trọc thế thảy hố thành khơng, tụ thiện27 thế gian, xuất thế gian tăng trưởng. Trong đoạn văn kết của Kim cang vũ cũng nói rằng: “Các thiện nam tín nữ tại gia, nên thành kính khát vọng, chuyên tâm thưởng lãm.” Các con trong lịng cần có đầy tín tâm với điệu múa, đây vừa là giải trí cũng là tu hành. Đặc biệt là các thiện nam tín nữ tại gia, nếu như có thể kiên trì nhảy múa điệu này, có thể đem lại an lạc khơng có gì sánh bằng cho các khu vực nơi xứ Tuyết, Tây Tạng.

Ban đầu, các con dù không hiểu câu văn, nhưng chỉ cần mở thu âm lên múa, như vậy cũng có lợi ích rất lớn. Điệu Kim cang vũ này có rất nhiều tư thế không giống nhau, hiện nay các tư thế do học viện Phật giáo Larung Gar chúng ta gìn giữ và biên tập, mọi người cần có tâm cung kính, thành tâm thưởng lãm. Người nhìn thấy, nghe thấy Kim cang vũ cũng vô cùng may mắn.

27 Tụ thiện: Theo kinh Tăng nhất a-hàm quyển 24, phẩm 32-Tụ thiện, kinh số 1, thì tụ thiện chỉ năm Căn. Đó là: 1, Tín căn; 2, Tinh tấn căn; 3, Niệm căn; 4, Định căn; 5, Tuệ căn. Theo chỉ năm Căn. Đó là: 1, Tín căn; 2, Tinh tấn căn; 3, Niệm căn; 4, Định căn; 5, Tuệ căn. Theo như lời đức Thế tơn dạy thì có Tì-kheo nào tu hành năm căn liền thành Tu-đà-hoàn được pháp khơng thối chuyển, ắt thành đạo chí thượng. Tu hành thêm nữa sẽ thành tựu Tư-đà-hàm, tái sinh đời này một lần rồi dứt sạch mé khổ kia. Tiến tới đạo này nữa, sẽ thành tựu A-na-hàm, khơng cịn tái sinh đời này, liền nhập Bát-niết-bàn.

VIII

Tạng rốt ráo của tất cả các công đức Của giáo pháp và thế gian là thiện niệm Không thế, hết hi vọng với công đức khác

106

Một phần của tài liệu Always-Remember-Vietnamese-20210607 (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)