Khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn triển vọng đối với vi khuẩn

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN đối với VI KHUẨN erwinia sp gây BỆNH THỐI NHŨN TRÊN KHOAI môn (Trang 36 - 40)

khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên khoai môn trong điều kiện

phịng thí nghiệm

Kết quả đánh giá nhanh khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên khoai môn trong điều

kiện phịng thí nghiệm đã cho thấy có 20/126 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng.

Tiếp tục sử dụng 20 chủng xạ khuẩn này để đánh giá khả năng đối kháng với vi khuẩn Erwinia sp. trong điều kiện phịng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả ghi nhận thơng qua bán kính vịng vơ khuẩn (BKVVK) ở các thời điểm 1, 2,3, 5 và 7 ngày sau khi thí nghiệm (NSBT) (và được trình bày ở Bảng 4.2).

Ở thời điểm 1 NSBT, có 18 chủng xạ khuẩn biểu hiện khả năng đối kháng thơng qua BKVVK đo được .Trong đó, chủng CM-AG22 có BKVVK cao nhất là 7,82 mm khác biệt ý nghĩa thống kê so với các các chủng xạ khuẩn còn lại. Tiếp theo là các chủng xạ khuẩn LV-ĐT24, DH-TV4, LV-ĐT15 có BKVVK lần lượt là 7,30 mm; 6,42 mm; 5,02 mm cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với các chủng xạ khuẩn còn lại. Tuy nhiên, có 2 chủng xạ khuẩn là CM-AG5 và TC-AG3 vẫn chưa thể hiện khả năng đối kháng.

Ở điểm 2 NSBT, chỉ có 17 chủng biểu hiện đối kháng với BKVVK dao động từ 0,3 - 8,05 mm. Trong đó, 2 chủng xạ khuẩn CM-AG5 và TC-AG3 đã có biểu hiện đối kháng; trong khi, 3 chủng xạ khuẩn TC-AG4, TC-AG5 và TC-TV1 khơng cịn biểu hiện đối kháng. Đặc biệt, chủng CM-AG22 tiếp tục cho thấy khả năng đối kháng cao nhất với BKVVK là 8,05 mm cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Đến thời điểm 3 NSBT, chỉ còn 12 chủng biểu hiện đối kháng và phần lớn BKVVK có xu hướng giảm so với 2 thời điểm trước. BKVVK cao nhất tiếp tục là chủng CM-AG22 với 8,10 mm khác biệt ý nghĩa thống kê với các chủng còn lại. Tiếp theo là 3 chủng LV-ĐT24, LV-ĐT15, DH-TV4 có

25

BKVVK khá cao lần lượt là 6,92 mm; 5,82 mm và 5,77 mm khác biệt ý nghĩa thông kê so với các chủng xạ khuẩn còn lại.

Ở thời điểm 5 NSBT, chỉ còn lại 8 chủng xạ khuẩn có biểu hiện đối kháng với BKVVK dao động từ 0,87 mm – 8,60 mm. Trong đó có 4 chủng xạ khuẩn có BKVVK lớn hơn 5 mm là CM-AG15, CM-AG22, DH-TV4, LV- ĐT15, LV-ĐT24. Đặc biệt, chủng CM-AG22 với BKVVK cao nhất là 8,60 mm khác biết ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. .

Ở thời điểm 7 NSBT, có 5 chủng xạ khuẩn vẫn cịn biểu hiện đối kháng là CM-AG15, CM-AG22, DH-TV4, LV-ĐT15, LV-ĐT24 và TC-AG11 với BKVVK dao động từ 1,65 mm – 8,32 mm. Trong đó, 3 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với BKVVK trên 5 mm lần lượt là các chủng CM- AG22, LV-ĐT15 và LV-ĐT24.

Hình 4.2 Hiệu quả ức chế của một số chủng xạ khuẩn đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên khoai môn thời điểm 5 NSBT

DH-TV4 CM-AG5

LV-ĐT15 CM-AG22

26

Bảng 4.2. Khả năng đối kháng các chủng xạ khuẩn đối với vi khuẩn Erwinia sp. qua các thời điểm

Ghi chú: Các số trong cùng một cột được theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt qua phép kiểm định Duncan, : ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

STT Xạ khuẩn Bán kính vịng vơ khuẩn (mm)

1 NSBT 2 NSBT 3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT 1 CM-AG5 0,00 j 1,37 ef 1,12 ef 0,00 h 0,00 f 2 CM-AG15 0,62 hi 1,37 ef 1,57 d 1,85 e 1,65 e 3 CM-AG22 7,82 a 8,05 a 8,10 a 8,60 a 8,32 a 4 DH-TV4 6,42 c 6,05 c 5,82 c 5,45 d 4,37 d 5 DH-TV5 1,87 e 1,12 f 0,62 h 0,00 h 0,00 f 6 LV-ĐT6 0,30 ij 0,50 gh 0,00 i 0,00 h 0,00 f 7 LV-ĐT15 5,02 d 5,50 d 5,77 c 6,22 c 5,82 c 8 LV-ĐT20 2,22 e 1,15 f 0,97 fg 0,35 g 0,00 f 9 LV-ĐT23 0,82 gh 1,30 ef 1,65 d 0,12 h 0,00 f 10 LV-ĐT24 7,30 b 7,05 b 6,92 b 6,87 b 6,40 b 11 TC-AG2 0,45 hij 0,00 i 0,00 i 0,00 h 0,00 f 12 TC-AG3 0,00 j 0,47 gh 0,00 i 0,00 h 0,00 f 13 TC-AG4 0,45 hij 0,00 i 0,00 i 0,00 h 0,00 f 14 TC-AG5 0,12 ij 0,00 i 0,00 i 0,00 h 0,00 f 15 TC-AG11 1,32 f 1,52 e 1,27 e 0,87 f 0,00 f 16 TC-AG22 1,80 e 1,47 ef 0,87 g 0,00 h 0,00 f 17 TC-TV1 0,25 ij 0,00 i 0,00 i 0,00 h 0,00 f 18 TC-TV2 0,47 hij 0,3 hi 0,00 i 0,00 h 0,00 f 19 TĐ16 1,12 fg 0,70 g 0,00 i 0,00 h 0,00 f 20 TTr7 0,50 hij 1,27 ef 0,92 fg 0,00 h 0,00 f Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** CV (%) 12,09 11,54 8,83 8,84 10,61

27

Như vậy, qua các kết quả cho thấy 20 chủng xạ khuẩn đều có khả năng đối kháng với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên củ khoai mơn

trong điều kiện phịng thí nghiệm với những mức độ khác nhau qua các thời điểm khảo sát. Trong đó 4 chủng xạ khuẩn CM-AG22, LV-ĐT15 và LV- ĐT24 ln có BKVVK cao và ổn định qua các thời điểm khảo sát từ 1 đến 7 NSBT.

Khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh cây trồng đã được nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh. Theo Nguyễn Hoàng Sang (2017), đã phân lập và tuyển chọn 20 trong tổng số 141 chủng xạ khuẩn phân lập từ đất có khả năng đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv.

citri gây bệnh loét trên cây có múi; cụ thể đã ghi nhận được 2 chủng LM13-

HG, CTA1-HG có khả năng đối kháng cao và duy trì ổn định với bán kính vịng vơ khuẩn lần lượt là 3,50 mm, 1,79 mm ở 5 ngày sau bố trí.

Bên cạnh đó, Nguyễn Cơng Văn (2017) đã tuyển chọn được 26/198 chủng xạ khuẩn phân lập từ đất có khả năng đối kháng với vi khuẩn Ralstonia

solanacearum gây bệnh héo xanh trên khoai lang; trong đó, 3 chủng TTr44,

TT9, TT11 được khi nhận có khả năng đối kháng cao với bán kính vịng vơ khuẩn lần lượt là 4,51 mm, 3,37 mm, 3,25 mm ở 5 ngày sau bố trí. Ngồi ra, xạ khuẩn cịn có khả năng đối kháng với nhiều mầm bệnh vi khuẩn khác như

Erwinia amylovora, Pseudomonas viridiflava, Staphylococcus aureus, Klebsi- ella pneumoniae, Agrobacterium tumefaciens và Clavibacter michi-ganensis

subs. Michiganensis (Miyadoh, 1993; Rizk et al., 2007; Oskay, 2009) (Trích

dẫn bởi Poovarasan et al., 2013).

Sở dĩ xạ khuẩn có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh cây trồng là do chúng có khả năng tiết nhiều hợp chất kháng sinh (thuộc các nhóm

aminoglycosides, anthracyclins, glycopeptides, β-lactams, macrolides,

nucleosides, peptides, polyenes, polyethers and tetracyclines (Goodfellow et

al., 1988; trích dẫn bởi Sahün and Ugur, 2003), enzyme phân hủy (protase,

lipase…) và các hợp chất chuyển hóa thức cấp khác có hoạt tính kháng khuẩn (Palanayandi et al., 2013).

28

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN đối với VI KHUẨN erwinia sp gây BỆNH THỐI NHŨN TRÊN KHOAI môn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)