Khả năng tiết enzyme lipase của các chủng xạ khuẩn có triển vọng

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN đối với VI KHUẨN erwinia sp gây BỆNH THỐI NHŨN TRÊN KHOAI môn (Trang 45 - 48)

Qua kết quả bảng 4.4 cho ta thấy các chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều

có khả năng tiết enzyme lipase để phân giải lipid trên môi trường Tween 80 agar.

Bảng 4.5 khả năng phân giải lipid của các chủng xạ khuẩn qua các thời điểm

STT Xạ khuẩn Bán kính vịng phân giải lipid (mm)

3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT 9 NSBT 1 LV-ĐT15 5,09 a 8,53 a 11,14 a 14,05 a 2 CM-AG22 4,39 ab 6,97 b 10,87 ab 13,75 a 3 DH-TV4 3,84 b 5,35 c 9,72 c 11,71 b 4 LV-ĐT24 3,08 c 4,64 c 9,95 bc 12,34 b Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV (%) 9,31 10,18 4,83 4,91

Ghi chú: Các số trong cùng một cột được theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt qua phép kiểm định Duncan, : ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Thời điểm 3 NSBT, tất cả các chủng xạ đều cho khả năng phân giải lipid thơng qua sự xuất hiện vịng phân giải (vịng đục), bán kính vịng phân giải dao động từ 3,08 – 5,09 mm. Chủng LV-ĐT15 tuy có bán kính vịng phân giải khơng khác biệt ý nghĩa thống kê; nhưng có bán kính vịng phân giải cao hơn là 5,09 mm cao hơn so với 3 chủng xạ khuẩn còn lại.

Đến thời điểm 5 NSBT, các chủng xạ khuẩn có bán kính vịng phân giải lipid tiếp tục tăng cao. Trong đó, chủng LV-ĐT15 có khả năng tiết enzyme lipase cao nhất với bán kính vịng phân giải là 8,53 mm. Tiếp đó là chủng CM-AG22 với bán kính vịng phân giải là 6,97 mm khác biệt ý nghĩa thống kê với hai chủng xạ khuẩn còn lại.

Hình 4.6 Vịng phân giải lipid của các chủng xạ khuẩn ở thời điểm 9 NSBT CM-AG22

34

Ở thời điểm 7 NSBT, khả năng phân giải lipid của bốn chủng xạ khuẩn tăng vượt trội, dao động trong khoảng 9,95 – 10,87 mm. Tuy chủng xạ khuẩn LV-ĐT15 có bán kính vịng phân giải khơng khác biệt ý nghĩa thống kê nhưng có bán kính vịng phân giải cao hơn là 11,14 mm so với 3 chủng xạ khuẩn còn lại là CM-AG22, DH-TV4, LV-ĐT24.

Ở thời điểm 9 NSBT, vòng phân giải lipid vẫn tiếp tục tăng lên, dao động từ 11,71 – 14,05 mm. Trong đó, chủng LV-ĐT15 vẫn duy trì khả năng tiết lipase cao nhất, với bán kính vịng phân giải là 14,05 mm tuy không khác biệt ý nghĩa so với chủng CM-AG22 có bán kính vịng phân giải là 13,75 mm nhưng khác biệt ý nghĩa thống kê so hai chủng xạ khuẩn còn lại. Chủng DH- TV4 và LV-ĐT24 với bán kính vịng phân giải lần lượt là 11,71 mm và 12,34 mm.

Nhìn chung, qua kết quả thí nghiệm 4 cho thấy các chủng xạ khuẩn triển vọng đều có khả năng tiết enzyme lipase và tăng dần qua các thời điểm. Trong đó, 2 chủng xạ khuẩn LV-ĐT15 và CM-AG22 có bán kính vịng phân giải lipid cao lần lượt là 14,05 mm và 13,75mm ở thời điểm 9 NSBT.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ý (2017) có 6 chủng xạ khuẩn là TT9, TT11, TT15, TTr44, TĐ16 và TT17 đều có khả năng tiết enzym lipase để đối kháng bệnh héo xanh trên khoai lang do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, với bán kính vịng phân giải của các chủng xạ khuẩn dao động từ 9,96 - 13,80 mm ở thời điểm 9 NSBT. Trong đó, 6 chủng TT9, TT11, TT15, TTr44, TĐ16 và TT17 với bán kính vịng phân giải lần lượt là 12,60 mm; 13,80 mm; 13,40 mm; 9,96 mm; 12,97 mm và 12,25 mm.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Huỳnh Hào Quang (2017), cho thấy 6 chủng xạ khuẩn CT07-HG, LM13-HG, CT09-HG, CTA1-HG, HB3-BL và CT2-HG đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây bệnh loét trên cam, qt cũng có khả năng tiết enzym lipase trên mơi trường Tween 80 agar và có bán kính vịng phân giải tăng dần qua các thời điểm. Trong đó, chủng CTA1-HG có bán kính vịng phân giải lipid cao nhất là 14,50 mm ở thời điểm 8 NSBT.

Ngoài ra, theo Nguyễn Lân Dũng (2005), lipid là thành phần quan trọng của màng sinh chất hay màng tế bào chất (Cytoplasmic membrane, CM) ở vi khuẩn cũng tương tự như ở các sinh vật khác. Do đó, kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng 4 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với tác nhân gây bệnh thông qua cơ chế tiết enzyme lipase phân giải lipid của màng sinh chất hay màng tế bào chất ở vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên khoai

35

môn. Như vậy, việc ức chế và tiêu diệt mầm bệnh thông qua cơ chế tiết enzyme lipase phân giải lipid trên vách tế bào của mầm bệnh của xạ khuẩn là có khả năng và đáng xem xét.

36

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN đối với VI KHUẨN erwinia sp gây BỆNH THỐI NHŨN TRÊN KHOAI môn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)