VII Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm (Thuyết minh 36)
k. Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình gồm giá mua của tài sản, bao gồm thuế nhập khẩu, các loại thuế đầu vào khơng được hồn lại và chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí hoạt động cho mục đích sử dụng dự kiến tại địa điểm đặt tài sản.
Theo quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC (“Thông tư 45”) hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013, tài sản cố định phải đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn dưới đây:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
• Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VND trở lên.
Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã đi vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của năm phát sinh chi phí. Trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn đã được đánh giá ban đầu thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình.
Khấu hao
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình. Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc 25 năm
Máy móc, thiết bị 3 – 5 năm
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 năm
Tài sản cố định hữu hình khác 4 năm