Khung logic tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 55 - 58)

+ Bước 1: Xác định được diện tích các loại rừng, diện tích, địa điểm khu khu rừng bị mất, suy thoái và thêm mới rừng cũng như một số chỉ tiêu cấu trúc thông qua hệ thống 86 OTC được bố trí trên thực địa. Các nguyên nhân ra những khó khăn trong cơng tác quản lý tài ngun và gây ra mất rừng, suy thối rừng tại khu vực được xác đinh thơng qua điều tra xã hội học. Kết quả chính của bước 1 làm tiền đề, căn cứ cho bước 2.

+ Bước 2: Lựa chọn công nghệ địa không gian, ảnh viễn thám và chỉ số viễn thám, tính tốn, xác lập ngưỡng phù hợp phát hiện mất rừng, suy thoái rừng, thêm rừng trên thực tế đã được xác định.

+ Bước 3: Phân tích chỉ số ARVI trên ảnh để xác địng ngưỡng chỉ số thể hiện các khu vực đã mất rừng, khu rừng bị suy thoái và các khu vực thêm mới rừng. Sử dụng các điểm mẫu thực tế trên thực địa (các mẫu định ngưỡng) để xác định chính xác vị trí các khu vực phân tích trên ảnh, lấy giá trị phân tích.

+ Bước 4: Kiểm chứng kết quả định ngưỡng. Sử dụng các điểm mẫu thực tế trên thực địa (khác với các mẫu định ngưỡng) theo từng ngưỡng chỉ số với từng đối tượng: khu đất trống đã mất rừng, khu rừng bị suy thối và các khu vực thêm mới rừng, qua đó đánh giá độ chính xác của phương pháp.

+ Bước 5: Luận án tiến hành đề xuất và định hướng ứng dụng công nghệ địa không gian vào quản lý nguồn tài nguyên rừng khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Nội dung 1: Phương pháp điều tra, đánh giá thực trng ngun tài

nguyên, đặc trưng cớ bn mt s kiu rng

(i). Xác định kiểu rừng/trạng thái rừng phân bố ở khu vực VQGNKĐ:

Kiểu rừng/trạng thái xác định theo hệ thống phân loại được quy định trong Luật Lâm nghiệp Lào 2019 (National Assembly, 2019) [45]. Theo Điều 16, khoản 7, điểm a, b, c, d. Kiểu rừng được phân theo thành phần loài cây và trạng thái rừng được phân loại dựa theo trữ lượng rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng)(tương tự Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.

(ii). Phương pháp xác định đặc điểm các trạng thái rừng

Để thu thập đầy đủ đặc điểm cấu trúc, trạng thái rừng, đề tài luận án tiến hành lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra là tuyến điển hình (điển hình theo kiểu rừng), đại diện trên các kiểu rừng, chiều dài tuyến không xác định (theo chiều dài của kiểu rừng). Trên mỗi tuyến, có lập một số ô tiêu chuẩn (OTC) làm điểm mẫu điều tra. Trình tự các bước thiết lập tuyến, điểm mẫu và thực hiện điều tra hiện trường, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau.

Sơ bộ xác định số lượng tuyến, vạch tuyến trên bản đồ phân bố hiện trạng và lập ô tiêu chuẩn theo kiểu rừng

Thơng qua các tài liệu sơ cấp hiện có (bản đồ phân bố hiện trạng kiểu tài nguyên rừng; diện tích các kiểu rừng,v.v), kết hợp với tham vấn các cán bộ chun mơn phịng Kỹ thuật và các cán bộ quản lý, kiểm lâm địa bàn của Vườn Quốc gia để nắm bắt các kiểu rừng.

Căn cứ vào kết quả thu thập tài liệu sơ cấp, đề tài luận án đã xác định và vạch ra các tuyến điển hình, lập ra ơ tiêu chuẩn điều tra theo 2 kiểu rừng trên bản đồ và trên thực địa tại khu vực VQGNKĐ. Số lượng tuyến, ô tiêu chuẩn trên 2 kiểu rừng trong toàn khu vực VQGNKĐ đã lập được thống kê trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Số lượng tuyến, ô tiêu chuẩn trên các kiểu rừng

TT Tuyến theo kiểu rừng/ trạng thái Số OTC Mã số OTC

1 Rừng lá rộng thường xanh 50 Từ số 1- 50

1.1 Tuyến trên trạng thái rừng giàu (M > 200 m3/ha) 10 Từ số 1- 10 1.2 Tuyến trên trạng thái rừng trung bình (100

m3/ha < M ≤ 200 m3/ha) 10 Từ số 11- 20 1.3 Tuyến trên trạng thái rừng nghèo (50 m3/ha <

M ≤ 100 m3/ha) 10 Từ số 21- 30

1.4 Tuyến trên trạng thái rừng nghèo kiệt nghèo

(10 m3/ha < M ≤ 50 m3/ha) 10 Từ số 31- 40 1.5 Tuyến trên trạng thái rừng chưa có trữ lượng

(M < 10 m3/ha) (rừng đang phục hồi) 10 Từ số 41- 50

2 Rừng trồng (3 OTC/cấp tuổi - 5 năm/ 1

cấp tuổi) 36 Từ số 51- 86

2.1 Tuyến theo rừng trồng Keo 9 Từ số 51- 59

2.2 Tuyến theo rừng tròng Bạch đàn Urophyla 9 Từ số 60 - 68

2.3 Tuyến theo rừng trồng Tếch 9 Từ số 69- 77

2.4 Trồng cây Cao su 9 Từ số 78- 86

a) Lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí các OTC được xác đinh theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling). Các ơ tiêu chuẩn nghiên cứu là OTC điển hình, có tính đại diện (đại diện theo từng kiểu rừng/trạng thái rừng/khu rừng suy thối), hình chữ nhật với diện tích 500 m2 cho đối tượng là rừng trồng và 2000 m2 cho đối tượng là rừng tự nhiên. Vị trí các OTC cách xa đường mịn ít nhất 10 m, khơng vượt qua dông, qua khe. Trên OTC, lập 5 ODB với diện tích mỗi ODB là 25 m2 (5 m x 5 m) để điều tra cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi đối với khu phục hồi (rừng thứ sinh sau nương rẫy).

Cách lập OTC được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 55 - 58)