Theo Phùng Văn Khoa và Đỗ Xuân Lân (2013) [14]. Trong cuốn “Ứng
dụng công nghệ không gian địa lý trong quản lý tài nguyên và môi trường lưu vực” cơng nghệ địa khơng gian (Geospatial Technology-GT) có thể được hiểu là cơng nghệ thu thập, tổng hợp, phân tích, trình diễn, diễn giải, chia sẻ và quản lý các dữ liệu khơng gian và các dữ liệu thuộc tính liên quan. Thông thường, công nghệ địa không gian bao gồm 3 hệ thống cơ bản là: (1). Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System-GPS); (2). Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems-GIS) và (3). Công nghệ viễn thám (Remote Sensing-RS). Mặc dù, khi xét về bản chất ứng dụng trong thực tiễn, ba hệ thống cơ bản đó có tính độc lập tương đối nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, tùy theo từng ứng dụng trong mỗi trường hợp nhất định.
(1). Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)
GPS là hệ thống định vị tồn cầu để xác định vị trí mặt đất dựa vào các vệ tinh nhân tạo. Trong cùng một thời điểm, một vị trí cụ thể trên mặt đất sẽ được xác định trên cơ sở khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu), từ đó tính được tọa độ của vịtrí đó.
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh trái đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thơng tin xuống trái đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giá tính được chính xác vị trí của người dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở các vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều khoảng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy. Máy thu GPS phải kết nối tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh trong tầm kết nối thì máy thu GPS có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
(2). Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý xuất hiện vào giữa thập niên 1960 phản ánh những tiến bộ của cơng nghệ máy tính và sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng về địa lý định lượng. GIS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau đã được sử dụng, trong đó có 3 định nghĩa về GIS được sử dụng phổ biến:
- GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một hệ tọa độ quy chiếu. GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác với dữ liệu đó.
- GIS là một hệ thống tích hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác, phân tích, hiển thị dữ liệu được quy chiếu cụ thể.
- GIS là một chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phân tích, hiển thị dữ liệu bản đồ.
(3). Cơng nghệ viễn thám (RS)
Có rất nhiều định nghĩa về viễn thám nhưng có thể hiểu đó là ngành khoa học nghiên cứu về đo đạc, thu thập thông tin, dữ liệu, thuộc tính của các đối tượng, sự vật bằng cách sử dụng thiết bị, công nghệ đo lường từ xa, một cách gián tiếp thơng quan các bước sóng ánh sáng của chúng.
Nhờ vào bộ cảm biến viễn thám, đây là thiết bị tạo ra ảnh nhờ phân tích sự phân bố của năng lượng phản xạ hay phát xạ của các vật thể khác nhau từ mặt đất thông qua quang phổ điện từ. Các đối tượng khác nhau trên mặt đất có những đặc điểm riêng khác nhau như: thành phần vật chất, kích thước, màu sắc, v.v, do đó sẽ có phản xạ không như nhau. Dựa trên các phản xạ riêng khác nhau này của các đối tượng, có thể giải đốn chúng thơng qua từng kênh ảnh hoặc tổ hợp các kênh màu theo mục tiêu sử dụng.