Hình ảnh lâm tặc khai thác và xẻ hộp gỗ Sao đen

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 86 - 88)

- Khai thác các loại lâm sản phi gỗ: Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra quanh năm với mức độ khai thác phụ thuộc vào mức độ sẵn có của từng vùng giáp ranh với VQGNKĐ. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường cao; do sinh kế của người dân địa phương; đối với một số vùng do dân thiếu việc làm và tìm kiếm thu nhập thay thế là nguồn bổ sung cho thu nhập gia đình.

- Khai thác củi, đốt than, chăn thả gia súc, đánh bắt cá bằng các thiết bị hủy diệt, xâm lấn đất rừng làm nương rẫy, v.v. cũng là một trong những mối

đe dọa trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, làm suy giảm đáng kể chất lượng rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đất sản xuất để ổn định cuộc sống, do tập quán, thói quen xấu cần phải được thay đổi của người dân nơi đây.

Như vậy, áp lực về đời sống của người dân trong vùng đệm là mối đe dọa lớn đối mơi trường rừng ở khu vực VQGNKĐ. Vì vậy, vấn đề đầu tiên trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng ở đây là nâng cao nhận thức về luật pháp và giải quyết sinh kế cho người dân vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.

(iv). Chuyển đổi đất và lấn chiếm đất rừng gây mất rừng

Nguyên nhân thứ 2 là chuyển đổi đất rừng sang đất làm nương rẫy, thậm chí chuyển sang đất trồng cây công nghiệp (trồng cây Cao su). Theo thống kê, hành năm khoảng 50 ha được phát rẫy, làm nương mới của đồng bào sống trong khu vực vùng đệm VQGNKĐ, kiểu rừng khộp và rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim là 2 kiểu rừng chính được làm nương rẫy của đồng bào nơi đây. Đây là 2 kiểu rừng có số lồi cây họ Dâu, cây Pơ mu, Cẩm liên, Sến đỏ phân bố tự nhiên nhiều. Ở kiểu rừng hỗn giao tre nứa, khu vực thuộc các huyện quản lú được giao cho các hộ trong bản sống trong khu huyện quản lý, đã có một số hộ khai thác tráng để trồng cây Cao su theo chương trình liên kết với tập đồn Cao su Lào-Việt Nam.

(v). Phong trào trồng cây, gây rừng tại địa phương và VQGNKĐ

Nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh và các địa phương trong khu vực, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng, Bộ Nông Lâm Lào, sở Nông Lâm Bolikhamsay đã và đang thực hiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Lào. Trong những năm qua, Bộ Nông Lâm và sở Nông Lâm Bolikhamsat và Ngân hàng Thế giới (WB)-cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải Chương trình giảm

phát thải vùng Bắc Trung Lào. Với Thỏa thuận này, Lào chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Bắc Trung Lào và FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD để triển khai một số dự án trồng rừng trên phạm vi tồn tỉnh và VQGNKĐ. Do nhờ có chương trình này, mà hăng trăm ha rừng trồng Bạch đàn Urophylla và rừng trồng Tếch được trồng thêm mới trên đất lâm nghiệp thuộc VQGNKĐ trong giai đoạn nghiên cứu. Một số hình ảnh trồng rừng trong khu vực VQGNKĐ.

Hình 3.3. Hình ảnh trồng cây gây rừng ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 86 - 88)