Chương 3 L : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Ứng dụng ngưỡng chỉ số viễn thám trong phát hiện khu vực có
3.3.5. Thảo luận về sự thay đổi chỉ số viễn thám theo thời gian và
chỉ số tương đối phát hiện thêm rừng mới
Như đã được đề cập đến trong Phương pháp luận nghiên cứu, không phải mọi thay đổi về chỉ số viễn thám trên ảnh vệ tinh là liên quan đến mất
rừng, suy thối rừng ngồi thực địa. Do đó, tác giả nghiên cứu biến động chỉ số viễn thám cho các kiểu rừng thêm rừng theo thời gian đồng thời xác định ngưỡng chỉ số tương đối để phát hiện rừng thêm mới làm cơ sở cho việc xác định ngưỡng phát hiện thêm rừng.
Nghiên cứu đã xác định biến động chỉ số ARVI của 5 kiểu rừng thêm mới. Tác giả thấy rằng, kiểu rừng lá rộng rụng lá có sự biến động chỉ số viễn thám cao KB (ARVI) từ 173,93 đến 965,43. Với kết quả này, luận án đã giới hạn lại phạm vi xác định ngưỡng chỉ số tương đối để phát hiện thêm rừng mới ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.
Kết quả của luận án phù hợp với một số nghiên cứu trước đã được công bố bởi: Hashemi, S. A., Fallahchai, M. M. (2011) [40], Yang, Y. et al. (2019) [49]; Devaney, J. et al. (2015) [30], trong việc xác định các thay đổi của rừng không đổi trên dựa vào việc xác định sự thay đổi của các chỉ số viễn thám trên ảnh vệ tinh. Ngoài ra, theo Yang, Y. et al. (2019) [49], sự phát triển của thực vật rừng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ, địa hình...nên cần xác định ngưỡng chỉ số tương đối cho các kiểu rừng không đổi cho các khu vực có các điều kiện tự nhiên khác nhau để có cơ sở cho việc xác định ngưỡng thêm rừng phù hợp nhất.