Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 124 - 127)

Chương 3 L : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ địa không

3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong

vực nghiên cứu.

3.4.3.1. Nâng cao chất lượng rừng

Với lý do khu vực nghiên cứu cịn rất ít quỹ đất để trồng mới rừng thì việc nâng cao chất lượng rừng làm tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trườnglà giải pháp cần thiết.

Các biện pháp nâng cao chất lượng rừng chủ yếu là khoanh ni có trồng bổ sung các khu vực rừng bị suy thối, có mật độ cây thấp, có nhiều cây tái sinh. Các loại cây trồng bổ sung cần chọn là loài đang phân bố tại khu vực hoặc những lồi khác có cùng điều kiện sinh thái với những lồi bản địa.

Những diện tích rừng cịn lại cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh bị chặt phá dựa trên quy trình cơng nghệ địa không gian luận án đã đề xuất để pháp hiện sớm khu rừng bị chặt phá và ngăn chặn kịp thời.

Xây dựng mơ hình du lịch sinh thái dựa vào hệ sinh thái rừng điển hình tại khu vực, triển khai tồn diện cơng tác chăm sóc, bảo vệ rừng,

3.4.3.2. Phục hồi lại hiện trạng rừng đã bị mất

Chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng sang canh tác nương rẫy đã hủy hoại diện tích rừng khá lớn. Những năm gần đây, tại khu vực nghiên cứu, theo kết quả đánh giá diện tích đất nương rẫy cịn bỏ hoang hóa cịn lớn (hơn 1000 ha). Đây là cơ hội tốt để Ban quản lý VQGNKĐ tăng thêm diện tích rừng mặc dù quỹ đất để trồng mới khơng cịn. Để đẩy nhanh quá trình này, Ban quản lý cần kết hợp với chương trình chống biến đổi khí hậu cung cấp cây giống, kỹ thuật để thực hiện nhanh quá trình trồng rừng trong khu vực nương rẫy bỏ hoang hóa.

3.4.3.3. Thực hiện các giải pháp về kinh tế xã hội

Rừng có vai trị hấp thụ CO2 làm giảm hiệu ứng nhà kính do đó cần tiến hành trồng rừng trên đất hoang. Một ha rừng tích tụ trung bình 1,5 tấn Carbon/ha/năm, trầm tích ở rừng là 700 tấn Carbon ở độ sâu 1 m. Ngoài các giải pháp về quản lý, kỹ thuật thì việc đề xuất các giải pháp kinh tế cũng có vai trị quan trọng trong việc phát triển rừng tại VQGNKĐ. Trong giới hạn của đề tài, tác giả xin đề xuất một số giải pháp kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng như sau:

Sản xuất trong rừng

Sản xuất trong rừng trên quan điểm tổng hợp và đa dạng. Nuôi trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trong rừng: Để kết hợp việc vừa bảo vệ rừng và phát triển kinh tế là điều cần thiết

Phát triển du lịch sinh thái rừng

Khi cuộc sống của người dân được nâng cao thì vấn đề bảo tồn và du lịch cũng được cải thiện dần dần. Những khu rừng nguyên sinh tại VQGNKĐ có cảnh quan đẹp với nhiều lồi động thực vật sẽ tạo điều kiện cho việc du

lịch sinh thái phát triển với sự tham gia của cộng đồng địa phương trên cơ sở phân chia lợi nhuận một cách công bằng. Quản lý tổng hợp tài nguyên rừng cần có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trên cơ sở bàn bạc để đi đến thống nhất chung các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái đặc biệt này với những quy định quản lý tài nguyên rừng do cộng đồng xây dựng.

- Việc kết hợp Bảo vệ rừng với khai thác lợi thế từ rừng để phục vụ phát triển du lịch là một trong những ưu tiên để tỉnh Bolikhamsay và VQGNKĐ ngày một đưa chất lượng rừng tốt hơn.

KẾTLUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)