Khái niệm Nhóm phi chính thức

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 42 - 44)

7. Cấu trúc của luận án

2.1. Khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án

2.1.2. Khái niệm Nhóm phi chính thức

Nhóm là một khái niệm phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học. Con người không sống tách biệt mà sống trong các nhóm khác nhau. Các nhóm xã hội tạo nên nền tảng của xã hội và nếu khơng có các nhóm, sẽ khơng có văn hóa con người. Tuy nhiên, khi tham gia các nhóm cũng có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực. Muốn hiểu rõ các hành vi của con người, cần phải tìm hiểu các nhóm họ tham gia.

Có nhiều định nghĩa về nhóm. Theo quan điểm chung nhất, nhóm là tập hợp những con người, kể từ hai người trở lên, có chung mục đích dù là tích cực hay tiêu cực và hoạt động cùng nhau để đạt mục đích. Nhóm theo nghĩa hẹp là những nhóm nhỏ, là một tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau. Nhóm theo nghĩa rộng là những nhóm lớn, là tập hợp các cộng đồng nhóm được hình thành trên cơ sở dấu hiệu xã hội chung có liên quan đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm trong xã hội.

Đối với quan điểm xã hội học, theo J.H. Fischer, nhóm là "một tập hợp người có thể nhận thức được, có cơ cấu tổ chức, có tính chất liên tục" [53]. Trong khi đó,

G. Simmel cho rằng mỗi nhóm gồm các cá nhân tương tác với nhau một cách có ý thức vì những mục đích, động cơ và lợi ích khác nhau của họ [11]. Theo đó, nhóm là một tập hợp người, có mối liên kết với nhau, giao tiếp với nhau vì một hoặc nhiều mục tiêu chung. Ở đây, nhóm khác với đám đơng, vốn là những tập hợp người đến với nhau một cách ngẫu nhiên.

Những thông số cơ bản nhất của nhóm là thành phần, cấu trúc, các q trình của nhóm, chuẩn mực và giá trị nhóm. Nhìn chung mỗi đặc trưng của nhóm đều có thể là tiêu chí để phân loại nhóm. Tuy nhiên, do sự phân tán các tiêu chí phân loại gây khó khăn cho việc nghiên cứu nhóm nên các nhà lý thuyết dùng một tổ hợp để phân loại nhóm bao gồm: Mức độ phát triển của văn hóa; Dạng cấu trúc; Nhiệm vụ và chức năng; Dạng tư tưởng chủ đạo; Thời gian tồn tại của nhóm; Ngun tắc gia nhập; Hình thức hoạt động của nhóm.

Các nhóm có thể là nhóm chính thức hoặc nhóm phi (khơng) chính thức. Có thể thấy rằng trong mỗi nhóm có các cá nhân được kết nối thơng qua các mối quan hệ của họ với nhau; do đó, để biết nhóm nào là chính thức hay phi chính thức sẽ cần xem xét bản chất của mối quan hệ giữa các cá nhân này.

Các nhóm chính thức là nhóm có tổ chức ổn định, có phân cơng cơng việc được chỉ định để thiết lập các nhiệm vụ rõ ràng, thường tập hợp những người cùng chung chun mơn hoặc có chun mơn gần gũi nhau, tồn tại trong thời gian dài. Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và định hướng các hoạt động cá nhân. Mối quan hệ giữa các cá nhân thường là chính thức và các thành viên trong nhóm được ràng buộc với nhau bởi các quy tắc và thủ tục thường có quy tắc ứng xử. Do đó hành vi của các thành viên phụ thuộc vào các quy tắc và

chính sách của nhóm. Việc liên lạc sẽ mang tính chính thức và có thể mất thời gian để đi từ các bộ phận thấp hơn đến các bộ phận cao nhất. Quyền ra quyết định trong một nhóm chính thức thường được đưa ra bởi vị trí cao nhất hoặc người lãnh đạo của nhóm.

Ngược lại, nhóm phi chính thức thường khơng được cấu trúc chính thức cũng như khơng được xác định về mặt tổ chức. Loại nhóm này hình thành tự nhiên trong môi trường học tập và làm việc trước nhu cầu giao tiếp xã hội, có thể là tập hợp của những người có chun mơn khơng giống nhau và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nhóm phi chính thức thực hiện một chức năng quan trọng là thỏa mãn nhu cầu xã hội của các thành viên: họ có thể cùng nhau chơi thể thao, cùng nhau ăn uống, cùng nhau nghỉ ngơi, cùng nhau đi học/àm hoặc về cùng nhau. Mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm, mặc dù mang tính khơng chính thức, song có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và kết quả làm việc.

Nhóm phi chính thức thường khơng có các quy tắc và quy định nghiêm ngặt phải tuân theo mà khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên và coi trọng các mối quan hệ xã hội. Do đó nó phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội của các cá nhân trong nhóm và hoạt động của nhóm phụ thuộc vào các mối quan hệ tương tác giữa các thành viên. Giao tiếp trong nhóm phi chính thức diễn ra nhanh chóng với mọi người đều tin tưởng và nói cởi mở về suy nghĩ của họ trong các cuộc gặp gỡ. Các quyết định được đưa ra thường được dựa trên tập thể, đối lập với nhóm chính thức. Các nhóm phi chính thức thường linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi vì liên tục phát triển và năng động, có sự nhạy cảm cao với môi trường xung quanh.

Tác giả Nguyễn Quý Thanh cũng đề cập tới khái niệm nhóm thành viên như là mơi trường quan trọng thứ hai sau gia đình bởi nhóm thành viên rất đa dạng, có nhiều nội dung [30]. Một điểm đáng chú ý ở nhóm thành viên là tính tương tác của các thành viên thông thường cao hơn. Ở môi trường nhà trường hay truyền thông đại chúng, thông thường cá nhân chỉ nhận thơng tin và đóng góp ngược lại rất hạn chế. Tuy nhiên, ở các nhóm thành viên, các thành viên có vai trị lớn hơn, vị trí cao hơn nên đóng góp cũng đáng kể hơn. Bởi vậy, nhiều thành viên có thể cảm thấy u thích các nhóm này, tham gia tích cực vào nhóm này, đặc biệt khi họ có vấn đề với các mơi trường khác. Chẳng hạn, những học sinh khơng thích việc học, thường bị thầy cơ mắng; gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ đang ly thân/đã ly dị sẽ có thể tích cực tham gia các nhóm bạn phi chính thức mà ở đó họ được thoải mái chia sẻ, tìm thấyniềm vui chẳng hạn nhóm chơi điện tử. Đây là một thực tế khá phổ biến trong xã hội hiện nay nhưng từ hướng tiếp cận chủ lưu, nơi thường coi trọng các thiết chế chính thống như gia đình, nhà trường, các nhóm thành viên, đặc biệt là nhóm bạn, nhóm phi chính thức, khơng được xem xét kỹ càng, dẫn đến việc đánh giá thấp ảnh hưởng của những nhóm này lên các thành viên.

Từ đó, nhóm phi chính thức (informal groups), cịn được gọi là nhóm khơng chính thức, có thể được xác định là một cấu trúc xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ khơng chính thức (các quan hệ tình cảm – tâm lý) đan xen vào nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của các

thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn thân, nhóm yêu thể thao, du lịch [4]. Như vậy, nhóm phi chính thức bao gồm một tập hợp năng động các mối quan hệ cá nhân, mạng xã hội, cộng đồng có chung mối quan tâm và nguồn động lực cảm xúc.

Mối quan hệ trong nhóm phi chính thức có một đặc tính là “có qua có lại” [44]. Berndt cho rằng những lợi ích liên quan đến mối quan hệ đồng đẳng và thân hữu trong các nhóm phi chính thức khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của mối quan hệ [46]. Một mối quan hệ có chất lượng có thể giúp cho trẻ vượt qua khó khăn khi phải thay đổi và có thể tạo nên sự khác biệt đối với cách trẻ cảm nhận về bản thân, trường học và bạn bè của chúng theo hướng gắn với cảm giác hạnh phúc, hài lòng trong cuộc sống và lòng tự trọng.

Do vậy mối quan hệ đồng đẳng và thân hữu từ nhóm phi chính thức rất quan trọng bởi vì mọi người có nhu cầu “gắn kết” sâu sắc. Việc hình thành mối quan hệ có ý nghĩa với những người khác được nhận định là sẽ tạo điều kiện cho cảm giác liên quan, kết nối và thuộc về. Tình trạng bị từ chối trong mối quan hệ như vậy cũng có liên quan đến lịng tự trọng kém hơn sau này ở cá nhân; trong khi những đứa trẻ có bạn thân thiết có xu hướng cảm thấy tốt hơn về bản thân, hòa đồng hơn, thân thiện hơn, hạnh phúc hơn và ít có xu hướng bị bắt nạt [45].

Theo đó, nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thơng được đề cập tới trong nghiên cứu này là một cấu trúc xã hội gồm các cá nhân tập hợp cùng nhau và tương tác một cách

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w