7. Cấu trúc của luận án
2.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
2.2.3. Lý thuyết tương tác xã hội
Với mục đích tìm hiểu và giải thích các vấn đề liên hệ đến cá nhân và nhóm nhỏ theo đề tài về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT, nghiên cứu này cũng xem xét vận dụng một lý thuyết xã hội học vi mơ với việc nhấn mạnh vai trị chủ động, tích cực và có ý thức của cá nhân được thể hiện trong các tương tác xã hội.
Lý thuyết vi mô cho rằng, xã hội được cấu tạo bởi những con người với những mục đích cụ thể của họ, bản chất của xã hội mang tính nhân văn và xã hội do con người kiến tạo nên bởi các quan hệ xã hội của nó. Các quan hệ xã hội là yếu tố quyết định tạo ra xã hội. Các lý thuyết xã hội học vi mô đều bắt nguồn từ việc nghiên cứu hành vi, hành động, tương tác, quan hệ xã hội giữa con người trong phạm vi và quy mô nhỏ để từ đó khái quát và suy rộng ra xã hội lớn, xã hội tổng thể.
Các nhà xã hội học nghiên cứu các tương tác hàng ngày được cấu trúc bởi vì qua đó đem lại hiểu biết sâu sắc về cách thức các thiết chế xã hội được sản sinh. Những khía cạnh bình thường của hành vi hàng ngày của chúng ta nếu được xem xét kỹ lưỡng lại trở thành những khía cạnh phức tạp và quan trọng của tương tác xã hội. Những công việc hàng ngày của chúng ta luôn luôn diễn ra với sự tương tác với những cá nhân khác. Thông qua việc nghiên cứu sự tương tác này, chúng ta có thể học được nhiều điều về bản thân chúng ta, về đời sống xã hội của chúng ta. Việcnghiên cứu đời sống hàng ngày cũng làm sáng tỏ cách thức chúng ta hoạt động sáng tạo để tạo nên hiện thực.
Xuất phát từ thực tế mỗi cá nhân trong đời sống xã hội phải tương tác với người khác dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau để tồn tại, có nhiều các lý thuyết khác nhau đưa ra cách lý giải khác nhau [26]. Trong đó lý thuyết xã hội học của G. Simmel có ảnh hưởng đặc biệt tới xã hội học vi mơ nghiên cứu q trình tương tác xã hội trong nhóm nhỏ, nhóm lớn hơn và xã hội nói chung [11].
Theo Simmel, xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ, quan hệ xã hội tức là mối tương tác xã hội giữa các cá nhân hay các nhóm người. Cấp độ phân tích cơ bản của xã hội học là cá nhân và nhóm người. Nhưng xã hội học khơng nghiên cứu những đơn vị tương tác xã hội cụ thể như nhóm bạn bè, hơn nhân và gia đình mà nghiên cứu các quy luật tương tác của nhóm nhỏ, khơng nghiên cứu các đơn vị tổ chức xã hội cụ thể mà nghiên cứu các quy luật của hình thức tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức ([11], trang 167, 169).
Simmel đưa ra khái niệm tương tác xã hội, chú ý tới hình thức tương tác và các loại tác nhân trên cơ sở đó giải thích các hình thức quan hệ xã hội trong các nhóm hai người, ba người và vai trị của “kẻ lạ” trong việc hình thành và biến đổi các quan hệ, liên kết trong nhóm cũng như giữa các nhóm xã hội thành nhóm lớn (xã hội). Theo quan niệm của Simmel, xã hội được cấu thành từ các cá nhân và các nhóm xã hội. Mỗi nhóm gồm các cá nhân tương tác với nhau một cách có ý thức vì những mục đích, động cơ và lợi ích khác nhau của họ. Xã hội vừa tồn tại ngồi cá nhân, ngồi nhóm; vừa thơng qua sự tương tác xã hội và hành động có ý thức của các cá nhân. ([11], trang 168).
Simmel viết “các nhóm xã hội rất khác nhau về mục tiêu và ý nghĩa, mặc dù vậy vẫn có thể cho thấy những hình thức rõ ràng của hành vi của các thành viên đối với nhau… Nhưng dù các lợi ích mà vì nó các mối liên hệ đó xuất hiện có đa dang và phong phú đến đâu thì các hình thức trong đó các lợi ích được hiện thực hóa vẫn có thể giống nhau.” (Simmel, 1950: tr.22, dẫn lại từ [11], trang 169). Ông đặc biệt chú ý đến các xung đột trong các nhóm nhỏ khơng mang tính chất kinh tế. Thí dụ,Simmel so sánh xung đột giữa các thành viên trong một nhóm có liên hệ chặt chẽ và xung đột trong các nhóm khơng có sự liên hệ chặt chẽ [26].
Simmel cũng nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân ln phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Ông cho rằng tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho - nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau. Nhìn chung lý thuyết tương tác xã hội của Simmel tập trung vào các luận điểm như: trong quan hệ cá nhân, các nguồn lực, điều được và điều mất không hẳn chỉ là những đồ vật mà cịn là tình u, địa vị, quyền lực, nỗi sợ. Khi con người gia nhập một mối quan hệ, họ có những nguồn lực nhất định mà người khác coi là có giá trị và đánh giá cao (như trí thơng minh, vẻ đẹp bên ngồi, địa vị xã hội cao. ) người ta có ý thức hay vơ thức sử dụng nguồn lực này và nhằm đạt được cái
họ muốn.
Lý thuyết tương tác xã hội của Simmel được vận dụng trong nghiên cứu này với chú trọng đặc biệt về về “sự tương tác giữa các cá nhân trong các nhóm nhỏ” nhằm phản ánh tính đa dạng, cơ động, năng động của các nhóm phi chính thức. Tương tác xã hội trong các nhóm phi chính thức tạo nên một nền tảng cho các quan hệ xã hội đầy đủ, đa dạng hơn của thanh thiếu niên. Học sinh THPT được tìm hiểu về hệ thống tương tác xã hội trong khi tham gia nhóm phi chính thức. Hệ
thống tương tác xã hội đó được cho rằng sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:
- Là sự tác động, quan hệ qua lại liên tục giữa các thành viên một cách có ý thức. Điều này tạo nên tính năng động, đồng thời dễ gây ảnh hưởng tới các thành viên.
- Mỗi thành viên trong nhóm vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực chia sẻ chung trong nhóm (tiểu văn hóa), và cả các chuẩn mực xã hội của bối cảnh xã hội bao quanh.
- Có nhiều hướng, nội dung, và cường độ tương tác khác nhau đặt lên mỗi cá nhân trong nhóm. Điều này vừa tạo nên tính đa dạng trong khn mẫu tương tác của mỗi thành viên, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác của mỗi người.