Lý thuyết kết giao khác biệt

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của luận án

2.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

2.2.2. Lý thuyết kết giao khác biệt

Thuyết tương tác biểu trưng là chủ thuyết tập hợp các dòng lý thuyết dưa trên quan điểm xem xã hội như một sản phẩm tương tác liên tục khả biến của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau [86]. Theo nghĩa cơ bản, xã hội dựa trên các quan hệ xã hội người – người tham gia tương tác với nhau, vì thế những sai lệch xã hội suy cho cùng theo mơ hình này cũng xuất phát từ những hành động xã hội thường nhật và phản ứng của con người với nhau. Mặt khác thuyết tương tác biểu trưng đặt con người vào q trình tương tác xã hội mà trong đó các tiêu chuẩn văn hóa thay đổi do vậy sự sai lệch xã hội được áp dụng với mức độ linh hoạt ([29], trang 112).

Với cách tiếp cận như vậy, sai lệch xã hội là một phạm trù mang tính lịch sử và khu vực, trong khn khổ của một nền văn hóa thì một hành vi có thể là lệch chuẩn, song ở một khơng gian văn hóa khác, hành vi đó lại được coi là phù hợp với chuẩn mực xã hội. Hơn nữa, các chuẩn mực xã hội ln biến đổi, do đó quan niệm và sai lệch xã hội cũng vận động không ngừng [16]. Những thành viên thuộc Trường phái Chicago xem xét hiện tượng sai lệch như một phần của quá trình học hỏi bình thường trong sự chuyển giao văn hóa. Từ đó sự truyền đạt văn hóa (cultural transmission) định hình và trở thành một trường phái của tội phạm học chủ trương rằng các hành vi phạm tội được một người học thông qua tương tác xã hội. Trường phái này cũng còn được biết đến với tên gọi “thuyết học lại từ xã hội” đã nhấn mạnh tới vai trò của cộng đồng và xã hội hoá trong việc đưa tới việc học các mẫu hành vi phạm tội và các giá trị trợ giúp cho hành vi đó. Theo luận thuyết này, hành vi vi phạm pháp luật là sản phẩm của mơi trường xã hội, khơng phải là đặc tính bẩm sinh của một số người đặc biệt.

Những năm 1930-1940 các nhà xã hội học tội phạm bắt đầu chú ý hơn đến mối liên hệ giữa cá nhân và các quá trình xã hội cơ bản như giáo dục, đời sống gia đình và các quan hệ bạn bè. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong các gia đình có mâu thuẫn, khơng được thụ hưởng sự giáo dục đầy đủ và có quan hệ mật thiết với bạn bè xấu thì rất có khả năng phạm tội. Nhà xã hội họcEdwin Sutherland sử dụng thuật ngữ sự kết giao có phân biệt (differential association) để đưa ra một trong những hình thức của thuyết học lại từ xã hội ra đời sớm nhất (năm 1939).

Với đặc thù là một lý thuyết thuộc trường phái tương tác biểu trưng, lý thuyết kết giao khác biệt của Sutherland hướng đến lý giải quá trình sai lệch xã hội được tạo dựng qua con đường hấp thụ (tức là học lại) các quan điểm, giá trị xã hội hiện hành ([29], trang 110). Ơng cho rằng việc “ngâm mình” trong các quan điểm có lợi cho hành vi phạm tội dẫn đến chuyện vi phạm các chuẩn mực. Nói cách khác, khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối những hành vi chuẩn mực. Ví dụ một người sống trong mơi trường có nhiều bạn đồng lứa ln có hành động xấu thì dễ tiếp thu hành động ấy. Tệ nạn xã hội và sự sai lệch xã hội có quan hệ trực tiếp và gián tiếp

thông qua hệ giá trị và chuẩn mực xã hội [41].

Sutherland đã chỉ ra 9 nguyên lý của “thuyết kết giao khác biệt”.

1.Hành vi phạm tội là sự học lại. Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kế gen. Bất kì ai cũng có thể học lại hành vi phạm tội từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.

2.Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với những người khác.

3.Nội dung cơ bản của việc học lại của hành vi phạm tội xảy ra trong nhóm người có quan hệ mật thiết.

4.Khi hành vi phạm tội được học lại từ người khác, việc học lại bao gồm: Kĩ năng thực hiện tội phạm (trong một số trường hợp, những kĩ năng này rất phức tạp hoặc đơn giản), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp, sự hợp lý hoá, thái độ.

5. Việc học kĩ năng thực hiện tội phạm, sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp... được học từ những khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có lợi hay khơng có lợi cho người phạm tội.

6.Một người phạm tội vì mục đích có lợi chứ khơng phải phạm tội vì bất lợi.

7.Các nhóm khác biệt có thể đa dạng về tần số hoạt động, sự ưu đãi, khoảng thời gian và cường độ giao tiếp.

8. Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kì hình thức học lại nào.

9. Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu và giá trị phổ biến thì nó khơng được giải thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến đó vì khi ấy hành vi khơng phải là tội phạm đã có cùng nhu cầu và giá trị phổ biến.

Nếu như Sutherland có luận điểm rằng cá nhân bắt chước thái độ cũng như tư tưởng phạm tội từ những kẻ đã từng phạm tội thì một đại biểu khác là Walter Reckless cho rằng tội phạm là hệ quả của việc cá nhân đã phát triển một hình ảnh lệch lạc về bản thân mình và điều đó khiến họ khơng thể kiểm sốt nổi những hành vi lệch chuẩn của mình. Nhìn chung khuynh hướng này chý ý đến q trình xã hội hóa cá nhân. Theo đó họ cho rằng hành vi phạm tội là hệ quả tất yếu của sự thất bại trong q trình xã hội hóa cá nhân ([16], trang 300).

Như vậy, thuyết kết giao khác biệt đã cung cấp một hướng tiếp cận nghiên cứu hiện tượng sai lệch xã hội và tội phạm dưới cả góc độ cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, thuyết này cũng có hạn chế là khơng giải thích được nguyên nhân của tội phạm cho mọi trường hợp phạm tội. Có thể thấy rằng học thuyết này đã lý giải vấn đề tại sao một người phạm tội, nhưng vẫn chưa lý giải được tại sao người đó vẫn tiếp tục phạm tội.

Lý thuyết kết giao khác biệt của Sutherland được vận dụng vào nghiên cứu việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT cho thấy việc học hỏi các khn mẫu hành vi có tính chuẩn mực hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội ln xảy ra trong một

nhóm. Khi xem xét nhóm phi chính thức, tính phi chính thức thường được quy gán với tính sai lệch bởi sự gần gũi, có điểm chung về việc chấp nhận thử thách về một hành vi hoặc giá trị khơng chính thống, khơng chính quy, khác biệt với chuẩn mực xã hội hiện hành. Nếu nhìn theo quan điểm của Sutherland, nhóm phi chính thức có thể làm cho các thành viên của nó dễ có hành vi sai lệch gắn với tình trạng bị lơi kéo. Tuy nhiên, quan điểm đó cũng đểngỏ một hướng nhìn theo chiều ngược lại; đó là việc liệu một cá nhân có q trình xã hội hóa thành cơng, có cơ hội tiếp xúc với những cá nhân tích cực, những người có khả năng nhận biết hành vi lệch chuẩn tốt hơn, có mối quan hệ mật thiết với bạn bè tốt, có giáo dục đầy đủ, có đời sống gia đình lành mạnh, thì có thể tránh khỏi việc tham gia thực hiện hành vi sai lệch. Theo cách tiếp cận thứ hai này, nhóm phi chính thức có thể là một cơ hội giúp thành viên của nó thốt khỏi sự sai lệch nếu đó là một nhóm phi chính thức tích cực cung cấp không gian sáng tạo, năng động và đa dạng phù hợp với những giá trị tinh thần và hành động xã hội của thanh thiếu niên.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w