Các yếu tố ảnh hưởng hành vi sai lệch của thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 42 - 49)

7. Cấu trúc của luận án

1.3. Hành vi sai lệch của thanh thiếu niên

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng hành vi sai lệch của thanh thiếu niên

Các nguyên nhân chủ yếu được các tác giả nghiên cứu đề cập đến khi mơ tả tình trạng người chưa thành niên chịu các tác động tiêu cực và bị đưa đẩy đến các hành vi sai lệch, bao gồm những yếu tố nội tại từ bản thân thanh thiếu niên [12], mơi trường gia đình khơng thuận lợi, những vướng mắc trong quan hệ ở trường học, và mơi trường văn hóa – xã hội khơng lành mạnh [10].

Nhìn từ góc độ vĩ mơ, sự ảnh hưởng đến hành vi sai lệch của thanh niên cịn được nhìn nhận từ yếu tố nền kinh tế thị trường; ảnh hưởng của q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Nó đã hình thành nhiều hiện tượng mới, xu hướng mới trong lối sống của giới trẻ và nó cũng gây ra những sai lệch về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của thanh niên [24].

Kết quả của cuộc điều tra SAVY II [39] cho thấy 69% nam thanh niên và 28,1% nữ thanh niên đã từng uống bia, rượu. Thanh thiếu niên ở SAVY II sử dụng rượu bia nhiều hơn thanh thiếu niên ở SAVY I [3]. Nhóm thanh niên uống nhiều rượu có xu hướng hút thuốc lá nhiều hơn nhóm ít uống rượu (78,6% so với

46%), có xu hướng quan hệ tình dục nhiều hơn (29,4% so với 10,2%) và cũng có xu hướng tham gia vào những hành vi nguy cơ như đua xe, phá rối trật tự công cộng. Những hành vi sai lệch của riêng nhóm thanh niên còn được chỉ ra ở nơi công cộng với những ứng xử thiếu văn hóa tại các di tích lịch sử, những biểu hiện sai lệch của thanh niên trong hoạt động lao động – việc làm.

Ảnh hưởng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên của tổ chức Đoàn cũng là một yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến hành vi, lối sống của thanh thiếu niên [6]; [9]. Trong đó chỉ ra các hoạt động giáo dục của Đoàn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi tốc độ phát triển xã hội ngày càng nhanh kéo theo mặt trái là những hệ lụy nhất định về môi trường xã hội.

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, internet và đặc biệt là mạng xã hội đem đến nhiều thay đổi trong đời sống con người, tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên bao gồm cả những hành vi bạo lực và vi phạm pháp luật. Các em có thể bắt chước các nhân vật trong phim mô phỏng hành vi tấn công, trộm cắp, sử dụng ma túy, đua xe,… Nhiều nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của Internet tới thanh thiếu niên [8]; [31]; [37]. Các tác giả đã chỉ ra một số tác động tiêu cực của Internet đến lối sống của thanh niên, đặc biệt là hình thành những nhận thức tiêu cực, tiếp thu các giá trị lệch lạc từ đó dẫn đến các hành vi lệch chuẩn. Mở rộng vấn đề, những tác giả này nhận định truyền thơng đại chúng (đặc biệt là Internet) chính là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đến định hướng tư tưởng, lối sống và hành vi ứng xử của con người, đặc biệt là giới trẻ [37]. Với chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội trên internet đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa ở một bộ phận khá lớn trong giới trẻ [8].

Những nghiên cứu về sai lệch xã hội trong thanh thiếu niên từ góc nhìn gia đình cũng rất đáng chú ý. Gia đình đóng vai trị nền tảng, giúp thanh thiếu niên hình thành nên những giá trị đạo đức đầu tiên. Những giá trị đạo đức và nền tảng đạo đức gia đình đầu tiên nơi các em tiếp xúc sẽ giúp cho các em có tiếp nhận một cách có

chọn lọc những tác động từ bên ngoài sau này khi các em lớn lên và có sự tiếp xúc nhiều hơn ở bên ngồi xã hội, nó vừa như tấm lá chắn bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực của xã hội. Nếu như, truyền thống gia đình và sự tương tác của các cá nhân trong gia đình đủ lớn sẽ giúp các em sau này có sức đề kháng và khơng chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân tiêu cực bên ngoài. Ngược lại, cá nhân được nuôi dưỡng trong những gia đình có mối quan hệ lỏng lẻo giữa các thành viên, truyền thống đạo đức gia đình mờ nhạt sẽ dễ bị tác động và học theo những tiêu cực bên ngồi. Gia đình chính là một trong những “yếu tố hình thành và bảo vệ” quan trọng nhất đối với các em.

Vì vậy, bối cảnh gia đình được nhìn nhận là yếu tố dẫn đến những hành vi sai lệch của trẻ vị thành niên. Trong đó, các tác giả đề cập đến những trẻ em có hành vi nguy cơ cao hoặc vi phạm pháp luật thường rơi vào những gia đình tan vỡ, khơng hồn thiện. Thanh thiếu niên sống trong các gia đình như vậy thường bị thiếu hụt những quan hệ tình cảm, dễ dẫn đến những rối loạn cảm xúc và hành vi sai lệch. Kiểu quan hệ nuông chiều, thả lỏng, không quản lý chặt chẽ con cái của các bậc cha mẹ cũng được cho là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi chống đối xã hội của các em [6]. Nghiên cứu của Farrington, Welsh đã cho thấy cha mẹ mang tiền án, tiền sự là nhân tố dẫn đến các hành vi sai lệch của con cái. Và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, phạm tội sống cùng với bố mẹ cũng ít có xu hướng tái phạm tội hơn những đứa trẻ khác (dẫn theo [6]).

Ở Việt Nam, bối cảnh gia đình được đề cập nghiên cứu theo chiều cạnh tiếp cận sai lệch xã hội trong thanh thiếu niên từ góc độ gia đình bắt đầu từ khá sớm. Năm 2009, cuốn Gia đình học được xuất bản đã dành riêng 3 chương phân tích về những sai lệch văn hóa gia đình dẫn tới các sai lệch xã hội. Các tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý của cuốn sách này cũng nhấn mạnh tới vai trị của gia đình trong việc ngăn chặn tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên [17]. Cơng trình này mặc dù chỉ đi vào một số những nội dung của vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng đã đưa ra nhiều gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu sâu hơn vào chủ đề này. Bên cạnh đó, mơi trường gia đình khơng chỉ có hồn cảnh gia đình mà

cịn có sự thay đổi các giá trị trong gia đình, sự biến đổi về cấu trúc và sự gắn kết lỏng lẻo của các thành viên trong gia đình cũng là yếu tố được tác giả Lê Ngọc Văn chỉ ra [40].

Những nguyên nhân và nguy cơ dẫn đến các hành vi sai lệch của thanh thiếu niên là do thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ đối với con cái (sự giảm thiểu kỳ vọng và thiếu kiểm soát đối với con cái). Sự đổ vỡ trong gia đình, hơn nhân của cha mẹ tan vỡ, sự mất đi bố mẹ, hay việc bị bố mẹ ruồng bỏ, thói quen, hành vi xấu của cha mẹ hoặc bất kỳ lý do nào làm chia cắt gia đình đều có ảnh hưởng đến hành vi sai lệch của thanh thiếu niên. Kết quả khảo sát trên nhóm thanh niên vi phạm pháp luật (VPPL) cho thấy, đa số nhóm thanh niên đã từng VPPL lớn lên trong một mơi trường gia đình không thuận lợi, thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình: khoảng 40% có hồn cảnh gia đình khiếm khuyết (ly hơn, ly thân, bố hoặc mẹ mất, mồ côi, không sống cùng cha, mẹ ...); 66,8% chưa từng được bố mẹ dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí bên ngồi; 51,2% chưa từng được chia sẻ những vấn đề với cha mẹ; gần 50% chưa từng được bố mẹ quan tâm đến hoạt động ở trường và tham dự họp phụ huynh; gần 60% chưa từng được bố mẹ dành thời gian ở nhà quan tâm đến nhu cầu hay chơi cùng con cái... Điều đáng quan tâm là tỉ lệ tái phạm (2-3 lần) trong nhóm này khá cao (gần 60%) [6].

Thực tế, việc giáo dục gia đình cho các em cịn bị xem nhẹ khi chức năng kinh tế của gia đình có phần được coi trọng hơn chức năng giáo dục khác. Cha mẹ mải mê kiếm tiền và dành ít thời gian cho con cái. Những thanh thiếu niên thiếu vắng cuộc sống gia đình do có hồn cảnh mồ cơi, sống lang thang, bụi đời, làm bất cứ việc gì để sinh sống, hoặc có gia đình nghèo phải lao động sớm…, và sống theo logic tự nhiên là đấu tranh để tồn tại, cũng dẫn đến xu hướng vi phạm pháp luật. Cùng với các thiết chế xã hội khác, gia đình được coi là một trong những thiết chế xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa trẻ em, giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ (thực hiện chức năng kiểm soát xã hội trực tiếp và gián tiếp). Gia đình góp phần trực tiếp cho kiểm sốt xã hội thơng qua việc điều khiển, giám sát hành vi cá nhân ở trong gia đình và ngồi xã hội. Đồng thời gia

đình ảnh hưởng lên các yếu tố tâm lý trong q trình hình thành khái niệm và lịng tự trọng của trẻ, từ đó gián tiếp đóng góp cho việc kiểm sốt xã hội.

Có thể nhận thấy vai trị xã hội hóa của gia đình, đặc biệt là việc hình thành các chuẩn mực, giá trị, đạo đức và đề xuất cần có sự quan tâm, giáo dục đúng mực từ phía cha mẹ được các tác giả quan tâm nhấn mạnh. Các tác giả đã chỉ ra rằng nhân cách và mối quan hệ của bố mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi có vấn đề của thanh thiếu niên, chủ yếu theo hai hướng hoặc thiếu quan tâm hoặc quá nuông chiều; hoặc chú ý tới vai trò của giáo dục gia đình trong phịng ngừa hành vi sai lệch xã hội ở thanh thiếu niên [6].

Nhà trường là nhóm yếu tố quan trọng tiếp theo được các nhà nghiên cứu chú ý tới khi tìm hiểu, phân tích nguy cơ và ngun nhân dẫn đến hành vi sai lệch của người chưa thành niên. Đối với tất cả các quốc gia, nhà trường giữ vị trí quan trọng đối với q trình hình thành và phát triển nhân cách, hội nhập xã hội và định hướng lối sống thanh thiếu niên. Có thể lý giải điều này như sau: Thứ nhất, thời gian đi học chiếm phần lớn, hầu hết độ tuổi thanh thiếu niên. Nói cách khác, từ khi sinh ra cho đến khi kết thúc tuổi thanh niên, nhà trường và môi trường học đường là nơi con người dành cho lượng thời gian sống nhiều nhất, tương đương hoặc gần tương đương với thời gian dành cho gia đình. Do đó, những gì diễn ra trong nhà trường đều có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với đạo đức và lối sống của thanh thiếu niên. Thứ hai, chính tại nhà trường, thơng qua giáo dục học đường, thanh niên trưởng thành về cả nhận thức và hoàn thiện về nhân cách. Thứ ba, nhà trường chính là một mơi trường xã hội hóa đặc biệt, ở đó diễn ra các tương tác xã hội đặc thù, hình thành các mối quan hệ xã hội thầy – trò, bạn bè ... Sự tương tác trong các mối quan hệ này ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách và định hướng lối sống của thanh niên.

Môi trường học đường có nhiều khiếm khuyết ảnh hưởng lớn đối với quá trình hình thành nhân cách, định hướng giá trị của thanh thiếu niên. Những hành vi sai lệch xã hội phần lớn xuất phát từ sự khiếm khuyết đó. Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hà đã khẳng định môi trường học đường có nhiều khiếm khuyết ảnh hưởng lớn đối

với quá trình hình thành, định hướng giá trị của thanh niên [6]. Sự kiểm soát trong nhà trường thiếu chặt chẽ hay những áp lực, xung đột nảy sinh trong mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với nhau tạo nên những sai lệch trong nhận thức, thái độ, hành vi của thanh thiếu niên.

Có thể nhận thấy, gia đình và nhà trường là hai mơi trường xã hội hóa quan trọng đối với mỗi cá nhân. Chính vì vậy, đây cũng là yếu tố được các nhà nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng lớn đến thanh thiếu niên trong đó có hành vi sai lệch. Các nghiên cứu đã cho thấy sự sai lệch giá trị xuất phát từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường và chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa hành vi sai lệch xã hội của thanh thiếu niên và mơi trường gia đình bất ổn [25]. Kết quả các nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thỏa cũng củng cố cho lập luận này khi cho rằng thanh thiếu niên có xu hướng rơi vào sai lệch xã hội nhiều hơn nếu sống trong mơi trường gia đình và nhà trường luôn chứa các yếu tố bạo lực và sai lệch [32].

Một số nghiên cứu khác chú ý nhiều đến vai trị của nhóm bạn bè [45]; [48]. Theo đó, nhóm bạn bè được nhận diện là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi sai lệch của nhiều thanh thiếu niên. Việc gia nhập các nhóm bạn bè và tuân thủ các chuẩn mực nhóm đi ngược với chuẩn mực chung của xã hội đã tạo môi trường nảy sinh các hành vi sai trái. Bên ngoài phạm vi học đường, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tham gia nhóm xã hội sai lệch đối với các hành vi lệch chuẩn trong thanh thiếu niên cũng được nhiều học giả khai thác. Ở Mỹ, Australia và Canada, các nhà xã hội học đã tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm cấu trúc và hoạt động của nhóm bạn khơng chính thức tiêu cực và đều thống nhất nguyên nhân khiến trẻ tham gia vào nhóm bạn khơng chính thức tiêu cực là do sự kết hợp của nhiều yếu tố [86].

Tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển [41], các tác giả như Phạm Minh Hạc [7]; Nguyễn Duy Hiệp [9] cũng đã khẳng định yếu tố bạn bè có ảnh hưởng đến hành vi sai lệch của thanh thiếu niên. Khi đề cập đến nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật có đến 49,8% cho rằng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo và 41,6% cho rằng là do sự đua đòi, ăn chơi theo bạn bè [6].

Tác giả Nghiêm Thị Phiến đã tiến hành nghiên cứu vấn đề trẻ vị thành niên có hành vi sai lệch tại một trường THCS ở Hà Nội. Tác giả đã khảo sát các dạng hành vi lệch chuẩn ở một nhóm gồm 31 học sinh thiếu niên. Qua khảo sát, tác giả đã liệt kê ra những hành vi lệch chuẩn ở nhóm học sinh này và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các dạng hành vi đó. Theo tác giả, hiện tượng bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo là một trong những nguyên nhân khá chủ yếu. Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với các nhà giáo dục là cần quan tâm tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hơn để thu hút học sinh tham gia, từ đó tránh được sự lơi kéo của những nhóm bạn khơng tốt. Tuy nhiên do hạn chế của một số điều kiện nghiên cứu, số lượng khách thể quá nhỏ, khó đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu [23].

Theo phân tích của tác giả Hồ Diệu Thúy, có sự tồn tại những mối quan hệ phức tạp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Trước hết chương trình giáo dục chưa được chú trọng tồn diện, một số nơi còn coi nhẹ nhiệm vụ giáo dục nhân cách hay tách rời công tác giảng dạy kiến thức với giáo dục nhân cách do tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường vào nhà trường. Bên cạnh đó, chương trình dạy, nhân cách giáo viên, điều kiện học tập, nhóm ngang hàng, sự bất cập giữa lý thuyết và thực tiễn là những yếu tố cũng được tác giả đi sâu nhấn mạnh. Sau cùng là yếu tố xã hội thể hiện qua cơ chế quản lý xã hội hiện hành, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, chương trình tuyên truyền giáo dục chưa đầy đủ, hành vi chưa gương mẫu của người lớn và một số yếu

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)