Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trị của nhóm phi chính thức đối vớ

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 149 - 151)

phịng ngừa nguy cơ có hành vi sai lệch trong học sinh trung học phổ thông

3.1. Khuyến nghị với cán bộ quản lý trong nhà trường

Để giúp cho việc khuyến khích hình thành các nhóm phi chính thức, nhóm nịng cốt trước hết cần có sự ủng hộ từ phía nhà trường, đặc biệt là chủ trương, quan điểm của Ban giám hiệu nhà trường, của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ

trách. Vì vậy, cần có sự đổi mới hệ thống quản trị nhà trường theo hướng khuyến khích hình thành đa dạng các nhóm phi chính thức tích cực (có chất lượng).

Ban giám hiệu và các thầy cơ có thể nghiên cứu thử nghiệm một số mơ hình áp dụng các chương trình chuyển hướng xử lý để thay thế biện pháp xử lý chính thức của pháp luật áp dụng với những trường hợp vi phạm pháp luật. Đối với các em có hành vi sai lệch cần một quá trình xử lý mà ở đó các em được trao vai trị chủ động trong tồn bộ q trình sửa chữa những hành vi sai phạm có sự nhìn nhận động viên của thầy cô trong nhà trường và các bạn khi các em có sự tiến bộ và thay đổi hành vi tích cực.

3.2. Khuyến nghị với phụ huynh và gia đình của học sinh

Như chúng ta đã biết, giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục của gia đình, giáo dục của xã hội thì kết quả cũng khơng tồn diện. Như vậy để đạt được mục tiêu giáo dục, để có sự thống nhất về phương pháp và hình thức giáo dục, để tạo cơ hội cho các lực lượng thực hiện được quyền và trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ được quy định trong các điều luật, đồng thời tránh được những tác động thiếu đồng bộ, những tác động trái chiều tới học sinh cần có sự phối hợp thống nhất, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và cơ quan chức năng, các tổ chức trong xã hội. Và để cho các nhóm phi chính thức tích cực hoạt động hiệu quả cần sự ủng hộ từ phía gia đình, củng cố mối quan hệ gắn bó với gia đình để tăng cường hiệu quả tác động của các nhóm phi chính thức tích cực. Bởi thực tế hiện nay khơng ít phụ huynh mong muốn con em dành thời gian vào việc học tập thay vì tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động đội nhóm.

3.3. Khuyến nghị với cán bộ công tác xã hội trường học

Hiện nay, trong giáo dục vai trị của những người làm cơng tác tư vấn, tham vấn học đường ngày càng được coi trọng. Làm tốt cơng tác tham vấn học đường sẽ góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối xã hội như bạo lực học đường, hay hệ lụy xảy ra khi học sinh ứng xử không chuẩn mực, học sinh vi

phạm pháp luật. Tuy nhiên thực tế các trường đã có cán bộ tham vấn học đường song chưa hẳn học sinh đã tìm đến để trợ giúp vì vẫn cịn những e ngại. Có thể thấy rằng, thanh thiếu niên có xu hướng chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè hơn là với những người lớn khác, chính học sinh có thể là người sớm phát hiện ra những vấn đề đang diễn ra với bạn mình, trong khối mình học. Và trong nhiều trường hợp, thay vì giáo viên hay chuyên viên tâm lý, học sinh đã lựa chọn bạn bè cùng trang lứa hoặc anh chị ở khối trên như là một giải pháp tối ưu cho mình tại thời điểm đó. Vì vậy cần đẩy mạnh chương trình tham vấn đồng đẳng trong các nhà trường bên cạnh những cán bộ tham vấn trong trường học.

Và để học sinh trở thành những người tham vấn tốt nhất, tích cực nhất cần cung cấp các khóa học kỹ năng xã hội cho các em để các em có thể tự giải quyết vấn đề của bản thân và hỗ trợ những bạn khác trong lớp, trong khối, trong trường. Hướng dẫn cho học sinh một số kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và căng thẳng nảy sinh trong cuộc sống, trong học tập, lao động, vui chơi. Đối với lứa tuổi học sinh, xung đột thường nảy sinh từ những mâu thuẫn rất nhỏ. Có những mâu thuẫn “nhìn thấy được” như sự bất đồng quan điểm trong học tập, trong những mối quan hệ hay trong cách ứng xử. Khi đó, sẽ có những cuộc tranh luận, cãi vã, mỗi người đều muốn bảo vệ quan điểm của mình. Các mâu thuẫn nảy sinh nếu được xem xét và giải quyết tốt thì mâu thuẩn là cơ hội của sự hiểu biết lẫn nhau và là động lực của sự phát triển. Nếu không biết cách giải quyết, một mâu thuẫn nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và dẫn đến những hậụ quả khôn lường. Vì vậy, để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, tránh được hậu quả khơn lường đó, cần trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thì họ khơng chỉ giải quyết những mâu thuẫn thường gặp trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)