Một số nhận định chính của đề tài

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 144 - 146)

Kết quả nghiên cứu thực tiễn về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội đã cho thấy một số phát hiện như sau:

1.1. Học sinh THPT tham gia đa dạng ở cả 4 kiểu nhóm chính được tìm hiểu là cùng mơi trường sống, cùng lợi ích, cùng niềm tin, cùng sở thích. Mục đích tham gia nhóm phi chính thức cũng đa dạng nhưng nhiều nhất với mong muốn giúp đỡ, trao đổi. Học sinh THPT tham gia các nhóm phi chính thức đa số thơng qua việc cùng lập ra nhóm, nhưng chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ giữ vai trị trưởng nhóm.

1.2. Liên quan tới tổ chức hoạt động của nhóm phi chính thức trong học sinh THPT, đa số các nhóm có quy định về tương tác trong nhóm nhưng ít khi đặt ra với vai trị trưởng nhóm, các thành viên tương tác với nhau bằng tất cả các hình thức liên lạc phổ biến nhưng email có tỷ lệ sử dụng thấp nhất, và việc giao kết giữa nhóm PCT với các nhóm khác là phổ biến mặc dù vẫn có một bộ phận nhỏ các nhóm PCT hồn tồn khơng tiếp xúc với các nhóm khác. Các nhóm phi chính thức có quan tâm nhiều hơn tới các nội dung liên quan về kiến thức, kỹ năng và phong cách sống, trong khi ít bàn luận về các hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện hành. Các thành viên trong nhóm PCT tham gia cùng nhau nhiều nhất trong các hoạt động ăn uống, chuẩn bị bài vở, và xem phim; trong khi những hoạt động mang tính đạo đức đóng góp cho xã hội và kiếm tiền ít được thực hiện nhất. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Chi bình phương giữa các khía cạnh của việc tham gia nhóm phi chính thức cũng cho thấy có những mối liên hệ nhất định có ý nghĩa thống kê.

1.3. Hành vi sai lệch của học sinh THPT trong nghiên cứu này đã được tìm hiểu với 09 loại hành vi chủ yếu được phân tách thành ba dạng thức là hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ, hành vi nguy cơ với trật tự xã hội, và hành vi

bạo lực học đường. Kết quả khảo sát đã cho thấy có xấp xỉ 1/2 số học sinh THPT tham gia khảo sát từng tham gia ít nhất một trong 9 dạng hành vi sai lệch cùng nhóm PCT, khơng phân biệt tần suất thực hiện. Trong đó có sự tham gia nhiều nhất là các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thơng đường bộ, ít nhất là hành vi chiếm giữ trái phép đồ của người khác.

1.4. Xem xét tình trạng có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT trong mối liên hệ với đặc điểm nhân khẩu học cho thấy chỉ có mức sống của gia đình có liên hệ một cách ý nghĩa và đáng kể với bất kỳ hành vi sai lệch nào trong 9 dạng hành vi được tiếp cận. Trong đó mức sống giàu và nghèo, cận nghèo đều đi cùng với tỷ lệ cao của số lượng học sinh THPT tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm PCT. Các yếu tố giới tính và khối lớp đều khơng phản ánh mối liên hệ nào tương tự ở mức có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

1.5. Xét theo mối liên hệ với các thuộc tính của nhóm PCT, việc có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT có tương quan tương đối mạnh có ý nghĩa thống kê ở tất cả các khía cạnh về kiểu nhóm, mục đích tham gia nhóm, quy định trong nhóm, và mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy chỉ có kiểu nhóm và quy định trong nhóm PCT có tương quan với hành vi BLHĐ cùng nhóm PCT của học sinh THPT, với tỷ lệ thấp nhất gắn với kiểu nhóm PCT cùng sở thích và nhóm PCT có quy định về tương tác ngồi nhóm là thấp nhất.

1.6. Kết quả khảo sát cũng đã cho thấy 2/3 số nhóm PCT có hỗ trợ, giúp đỡ cho thành viên có hành vi sai lệch để vượt qua hoặc khắc phục tình trạng tham gia hành vi sai lệch trong khi khoảng 1/4 số nhóm PCT tỏ thái độ tiêu cực với việc bỏ mặc thành viên đó là cách làm phổ biến nhất.

1.7. Mơ hình hồi quy binary logistics được xây dựng phản ánh mối quan hệ tác động của 7 biến độc lập và 3 biến kiểm soát tới biến phụ thuộc là hành vi sai lệch. Mơ hình hồi quy logistic đơn biến với hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của nhóm PCT cho thấy giả thiết thống kê H0 bị bác bỏ. Theo đó, hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT chịu ảnh hưởng thuận chiều của việc tham gia nhóm

PCT về các đặc điểm mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác, kiểu nhóm cùng mơi trường sống và kiểu nhóm cùng lợi ích, với kiểu nhóm cùng sở thích được tách ra làm đối sánh. Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch bao gồm giúp đỡ hoặc quay lưng đều có ảnh hưởng thuận chiều tới hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT. Trong đó việc nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn việc nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)