Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 77 - 79)

7. Cấu trúc của luận án

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu

Đối với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, việc xác định kích cỡ mẫu là rất quan trọng, bởi nó giúp người nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần quan sát nhằm thỏa mãn nội dung nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, do tổng thể mẫu đã có sẵn và số lượng cũng khơng q lớn, người nghiên cứu sử dụng công thức của Slovin (1960) để xác định kích thước mẫu điều tra.

Trong đó: n là kích thước mẫu; N là tổng thể; e là sai số tiêu chuẩn

Đầu tiên, trên cơ sở danh sách các trường THPT tại các quận nội thành Hà Nội, người nghiên cứu đã liên hệ trực tiếp để trình bày mục đích của nghiên cứu và đề nghị được hỗ trợ cho tiến hành khảo sát. Cuối cùng chỉ có 05 trường được người nghiên cứu liên hệ thành cơng là trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa), trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa), trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân), và trường THPT Nhân Chính (quận Thanh Xuân).

Tổng số học sinh của 05 trường THPT nói trên tại thời điểm khảo sát là 7.040 người. Với tổng thể mẫu như vậy và sai số cho phép khi ước lượng khơng lớn hơn e=5%, áp dụng vào phương trình nói trên thì kích thước mẫu cần thiết là:

n = 7.040/(1+7.040*0,0025) = 378,49 Như vậy số mẫu tối thiểu cần có là n = 378 học sinh.

Từ đó người nghiên cứu quyết định phát ra 500 bảng hỏi tới học sinh thuộc cả 3 khối lớp 10-11-12 tại 05 trường THPT đã nêu trên, với số lượng được lấy tại mỗi trường theo tỷ lệ phần trăm học sinh trong tổng thể mẫu. Kết quả tính toán số lượng phiếu khảo sát được tổng hợp trong bảng 2.1.

Tiếp đó theo sự sắp xếp thuận tiện của mỗi trường, các điều tra viên đã được tập huấn về bảng hỏi và trực tiếp đến các lớp học để tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh trong mỗi lớp. Các cuộc gặp khảo sát đã diễn ra trong hai khoảng thời gian từ tháng 03/2017 đến tháng 4/2017 đối với học sinh các khối lớp 10 và 12 (thuộc năm học 2016-2017); và tháng 9/2017 đến tháng 10/2017 đối với khối lớp 11 (thuộc năm học 2017-2018).

ảng 2.1. Bảng tính tốn số lƣợng phiếu khảo sát (Đơn vị: người)

STT Trƣờng Số học sinh đang theo học Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ 1 Trường THPT Phan Đình Phùng 1.800 120 115 100

2 Trường THPT Trần Hưng Đạo 1.440 100 95 90

3 Trường THPT Nhân Chính 1.200 90 90 84

4 Trường THPT Quang Trung 1.680 120 112 106

5 Trường THPT Phan Huy Chú 920 70 70 68

Tổng số 7.040 500 482 448

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Các phiếu trả lời khi nhận về đã được kiểm tra làm sạch đảm bảo không bị khuyết thiếu thông tin. Kết quả sàng lọc loại bỏ phiếu không hợp lệ đã cho 448 phiếu trả lời hợp lệ được sử dụng cho các báo cáo của nghiên cứu và tương ứng với tỉ lệ học sinh đang theo học của từng trường.

Biểu đồ 2.1 cũng mô tả cơ cấu của mẫu khảo sát được sử dụng trong luận án. Trong tổng số 448 học sinh (lớp 10–12) đã hoàn thành bảng khảo sát, có 48,9% là nam và 51,1% là nữ. Tỷ lệ phân bổ theo các khối lớp là tương đối đồng đều, với 32,1% thuộc khối lớp 10; 33,7% ở khối lớp 11, và 34,2% là khối lớp 12. Xét về tỷ lệ giới tính trong các khối lớp tham gia nghiên cứu, đa số học sinh nữ (73,9%) có mặt trong khối lớp 12, trong khi ở khối lớp 10 chỉ có 20,8% là nữ, và tỷ lệ này ở khối lớp 11 là 57%.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)