Lý thuyết tương tác xã hội

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 71 - 77)

7. Cấu trúc của luận án

2.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

2.2.3. Lý thuyết tương tác xã hội

Với mục đích tìm hiểu và giải thích các vấn đề liên hệ đến cá nhân và nhóm nhỏ theo đề tài về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT, nghiên cứu này cũng xem xét vận dụng một lý thuyết xã hội học vi mô với việc nhấn mạnh vai trị chủ động, tích cực và có ý thức của cá nhân được thể hiện trong các tương tác xã hội.

Lý thuyết vi mô cho rằng, xã hội được cấu tạo bởi những con người với những mục đích cụ thể của họ, bản chất của xã hội mang tính nhân văn và xã hội do con người kiến tạo nên bởi các quan hệ xã hội của nó. Các quan hệ xã hội là yếu tố quyết định tạo ra xã hội. Các lý thuyết xã hội học vi mô đều bắt nguồn từ việc nghiên cứu hành vi, hành động, tương tác, quan hệ xã hội giữa con người trong phạm vi và quy mơ nhỏ để từ đó khái quát và suy rộng ra xã hội lớn, xã hội tổng thể.

Các nhà xã hội học nghiên cứu các tương tác hàng ngày được cấu trúc bởi vì qua đó đem lại hiểu biết sâu sắc về cách thức các thiết chế xã hội được sản sinh. Những khía cạnh bình thường của hành vi hàng ngày của chúng ta nếu được xem xét kỹ lưỡng lại trở thành những khía cạnh phức tạp và quan trọng của tương tác xã hội. Những công việc hàng ngày của chúng ta luôn luôn diễn ra với sự tương tác với những cá nhân khác. Thông qua việc nghiên cứu sự tương tác này, chúng ta có thể học được nhiều điều về bản thân chúng ta, về đời sống xã hội của chúng ta. Việc

nghiên cứu đời sống hàng ngày cũng làm sáng tỏ cách thức chúng ta hoạt động sáng tạo để tạo nên hiện thực.

Xuất phát từ thực tế mỗi cá nhân trong đời sống xã hội phải tương tác với người khác dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau để tồn tại, có nhiều các lý thuyết khác nhau đưa ra cách lý giải khác nhau [26]. Trong đó lý thuyết xã hội học của G. Simmel có ảnh hưởng đặc biệt tới xã hội học vi mô nghiên cứu quá trình tương tác xã hội trong nhóm nhỏ, nhóm lớn hơn và xã hội nói chung [11].

Theo Simmel, xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ, quan hệ xã hội tức là mối tương tác xã hội giữa các cá nhân hay các nhóm người. Cấp độ phân tích cơ bản của xã hội học là cá nhân và nhóm người. Nhưng xã hội học không nghiên cứu những đơn vị tương tác xã hội cụ thể như nhóm bạn bè, hơn nhân và gia đình mà nghiên cứu các quy luật tương tác của nhóm nhỏ, khơng nghiên cứu các đơn vị tổ chức xã hội cụ thể mà nghiên cứu các quy luật của hình thức tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức ([11], trang 167, 169).

Simmel đưa ra khái niệm tương tác xã hội, chú ý tới hình thức tương tác và các loại tác nhân trên cơ sở đó giải thích các hình thức quan hệ xã hội trong các nhóm hai người, ba người và vai trị của “kẻ lạ” trong việc hình thành và biến đổi các quan hệ, liên kết trong nhóm cũng như giữa các nhóm xã hội thành nhóm lớn (xã hội). Theo quan niệm của Simmel, xã hội được cấu thành từ các cá nhân và các nhóm xã hội. Mỗi nhóm gồm các cá nhân tương tác với nhau một cách có ý thức vì những mục đích, động cơ và lợi ích khác nhau của họ. Xã hội vừa tồn tại ngồi cá nhân, ngồi nhóm; vừa thơng qua sự tương tác xã hội và hành động có ý thức của các cá nhân. ([11], trang 168).

Simmel viết “các nhóm xã hội rất khác nhau về mục tiêu và ý nghĩa, mặc dù vậy vẫn có thể cho thấy những hình thức rõ ràng của hành vi của các thành viên đối với nhau… Nhưng dù các lợi ích mà vì nó các mối liên hệ đó xuất hiện có đa dang và phong phú đến đâu thì các hình thức trong đó các lợi ích được hiện thực hóa vẫn có thể giống nhau.” (Simmel, 1950: tr.22, dẫn lại từ [11], trang 169). Ông đặc biệt chú ý đến các xung đột trong các nhóm nhỏ khơng mang tính chất kinh tế. Thí dụ,

Simmel so sánh xung đột giữa các thành viên trong một nhóm có liên hệ chặt chẽ và xung đột trong các nhóm khơng có sự liên hệ chặt chẽ [26].

Simmel cũng nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân ln phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Ông cho rằng tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho - nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau. Nhìn chung lý thuyết tương tác xã hội của Simmel tập trung vào các luận điểm như: trong quan hệ cá nhân, các nguồn lực, điều được và điều mất không hẳn chỉ là những đồ vật mà cịn là tình u, địa vị, quyền lực, nỗi sợ. Khi con người gia nhập một mối quan hệ, họ có những nguồn lực nhất định mà người khác coi là có giá trị và đánh giá cao (như trí thơng minh, vẻ đẹp bên ngồi, địa vị xã hội cao....) người ta có ý thức hay vơ thức sử dụng nguồn lực này và nhằm đạt được cái họ muốn.

Lý thuyết tương tác xã hội của Simmel được vận dụng trong nghiên cứu này với chú trọng đặc biệt về về “sự tương tác giữa các cá nhân trong các nhóm nhỏ” nhằm phản ánh tính đa dạng, cơ động, năng động của các nhóm phi chính thức. Tương tác xã hội trong các nhóm phi chính thức tạo nên một nền tảng cho các quan hệ xã hội đầy đủ, đa dạng hơn của thanh thiếu niên. Học sinh THPT được tìm hiểu về hệ thống tương tác xã hội trong khi tham gia nhóm phi chính thức. Hệ thống tương tác xã hội đó được cho rằng sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

- Là sự tác động, quan hệ qua lại liên tục giữa các thành viên một cách có ý thức. Điều này tạo nên tính năng động, đồng thời dễ gây ảnh hưởng tới các thành viên.

- Mỗi thành viên trong nhóm vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực chia sẻ chung trong nhóm (tiểu văn hóa), và cả các chuẩn mực xã hội của bối cảnh xã hội bao quanh.

- Có nhiều hướng, nội dung, và cường độ tương tác khác nhau đặt lên mỗi cá nhân trong nhóm. Điều này vừa tạo nên tính đa dạng trong khn mẫu tương tác của mỗi thành viên, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác của mỗi người.

2.3. Đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục đạo đức – pháp luật cho học sinh trung học phổ thông

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên, bao gồm các em học sinh trung học phổ thông, luôn là lực lượng xã hội quan trọng, có đóng góp phần lớn. Bởi vậy, các đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ln dành sự quan tâm đặc biệt cho lực lượng này, đặc biệt trong việc bồi dưỡng về giáo dục đạo đức-pháp luật nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục học sinh và công tác thanh niên. Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII đã nêu lên những mục tiêu, nhiệm vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trên những nội dung cơ bản sau: “Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm cơng dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hố và tình nghĩa, giàu lịng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ thanh niên Việt Nam nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới” (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng, khóa VII, trang 83).

Cùng với đó vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Để triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Thực hiện chủ trương “dạy chữ” đi đôi với “dạy người” ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”. Văn kiện Đại hội XI khẳng định: “Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực và trí tuệ” cho thanh niên Việt Nam.

Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên ni dưỡng ước mơ, hồi bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đồn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 – 2022. Giai đoạn 2017 - 2022, Đoàn thực hiện Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhằm cụ thể hóa Nghị quyết đại hội gắn với triển khai thực hiện chương trình hành động của Đồn, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để giải quyết những vấn đề mới, những vấn đề khó, những tồn tại, hạn chế của cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi. Trọng tâm của giai đoạn này, Đồn chú trọng về cơng tác giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Đoàn triển khai thực hiện đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, giai đoạn 2018 –

2022”; chương trình hành động thực hiện chỉ thị số 42-CT-TW của Đảng; phấn đấu 100% cán bộ, đoàn viên và 80% thanh niên cùng học tập nghị quyết của Đảng, Đoàn; định kỳ hằng năm xây dựng các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm/lần tổ chức Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tọa đàm, diễn đàn thanh niên. Ngồi ra, Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh cũng ban hành đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi giai đoạn 2018-2022”.

Trước đó ngày 17/7/2017, Chính phủ ra Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về mơi trường giáo dục an tồn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường dành cho cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, kể cả cơ sở giáo dục có vốn đầu tư hoặc liên kết với nước ngoài tại Việt Nam. Cùng với Nghị định số 80 về việc xây dựng môi trường giáo dục, để tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị định số 80, ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 phê duyệt đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Đây là đề án triển khai cụ thể các chỉ thị, quyết nghị của Nhà nước về việc xây dựng thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ quan, tổ chức xã hội ở mọi ngành, trong cộng đồng xã hội trên phạm vi cả nước.

Như vậy có thể thấy thanh thiếu niên nói chung và học sinh trong các trường THPT nói riêng ln nhận được sự quan tâm và quản lý sát sao của các cấp, các ngành trong việc phát triển toàn diện. Sự quan tâm nói trên đã được hiện thực hố thơng qua luật, chiến lược phát triển, nghị định và các kế hoạch triển khai. Đây chính là cơ sở để nhà trường kết hợp với gia đình, các cơ quan chức năng và toàn xã hội cùng quản lý, giám sát để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thanh niên, vị thành niên nói chung và học sinh trung học phổ thơng nói riêng, góp phần xây dựng một thế hệ tương lai khoẻ mạnh cả về vật chất, tinh thần, góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình vận động xã hội, cũng chứng kiến nhiều thay đổi, chẳng hạn sự hình thành các nhóm phi chính thức, gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực lên hành vi của học sinh trung học phổ thông. Đây là một hiện thực khách quan mà các cấp,

các ngành cũng như gia đình, nhà trường cần đặc biệt lưu ý để có những giải pháp phù hợp, nhằm định hướng cho các em học sinh để các em tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, dẫn tới hành vi sai lệch khi tham gia các nhóm phi chính thức.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội. (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)