2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo quy định của Điều 173 Bộ
2.1.1. Dấu hiệu khách thể của tội trộm cắp tài sản
Khách thế trực tiếp của tội TCTS là quyền sờ hữu tài sản. Quyền sở hữu bao gồm.’ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu [4].
Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người phạm tội TCTS phải tác động đến đổi tượng là tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp tài sản.
Theo Điều 105 BLDS năm 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giả và
quyền tài sản ’’ [4].
- Vật chỉ có thể là đổi tượng tác động của tội TCTS khi nó là một bộ phận của thê giới vật chât, là sản phâm lao động của con người, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai; đồng thời, chưa bị chủ tài sản hủy bỏ, từ bỏ quyền sở hữu.
- Tiền là đối tượng tác động của tội TCTS phải có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận. Do vậy, tiền giả không phải là đối tượng tác động của tội TCTS. Trường hợp, tiền cũ (tiền đồng qua các thời kỳ lịch sử trước đây) có giá trị văn hóa lịch sử khi bị trộm cắp thì khơng được coi là tiền theo nghĩa này mà cần được xác định là vật.
- Giây tờ có giá được hiêu là giây tờ trị giá được băng tiên và chuyên giao được trong giao dịch dân sự. Giấy tờ có giá chia làm 02 loại là giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vơ danh và chỉ có giấy tờ có giá vơ danh mới có thể là đối tượng tác động của tội TCTS bởi vì giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sớ hữu của người nắm giữ.
- Quyền tài sản tuy được coi là tài sản nhưng có tính đặc thù, chỉ là một quyền năng mang tính pháp lý được Nhà nước bảo hộ, để chuyển dịch được phải thông qua các thủ tục pháp lý do Nhà nước quy định. Các quyền này thường gắn liền với nhân thân con người hoặc được thể hiện qua các giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Việc chiếm giữ được giấy tờ chứng nhận quyền tài sản không đồng nghĩa với việc được thực hiện quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản [25]. Do vậy, theo chúng tôi quyền tài sàn không phải là đối tượng tác động của tội TCTS.
- Ngồi ra, một số tài sản sau khơng phải là đối tượng tác động của tội TCTS:
+ Một số tài sản thuộc loại “bất động sản” có tính chất vật lý cố định, ví dụ như: đất đai, nhà cửa, ao hồ... Những loại tài sản này không thế là đối tượng tác động của tội TCTS, vì khơng dịch chuyển được. Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do cơng dụng của nó như: cánh cửa gắn với ngơi nhà; cây cối trồng trên vườn... thì vẫn là đối tượng tác động của tội TCTS.
+ Tài sản vô chủ; tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc; tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.
+ Tài sản thuộc các loại có tính chất và cơng dụng đặc biệt.
2.1.2. Dẩu hiệu mặt khách quan của tội ưộm cắp tài sản
Theo khoa học luật hình sự, “mặt khách quan của tội phạm là mặt bên
ngoài của tội phạm, bao gồm những biếu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thê giới khách quan” [19]. Đó cịn là ‘‘mặt bên ngồi của sự xâm hại nguy hiểm đảng kế cho xã hội đến khách thế được bảo vệ bằng
PLHS, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực thể khách quan ” [31].
Mặt khách quan của tội TCTS bao gồm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...Tìm hiểu mặt khách quan của tội TCTS tức là tìm hiểu từng yếu tố cấu thành mặt khách quan của tội phạm trong BLHS.
* Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản
Hành vi khách quan đặc trưng của tội TCTS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Lén lút được coi là đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của tội TCTS, khơng có việc lén lút thì khơng phải là trộm cắp. Các nhà nghiên cứu đều coi lén lút là thủ đoạt chiếm đoạt của tội TCTS và đã lén lút nghĩa là bí mật, khơng cơng khai. Lén lút chiếm đoạt tức là có ý thức che dấu hành vi chiếm đoạt đối với người quản lý tài sản.
Nói cách khác, hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội TCTS là hành vi cố ý thực hiện một việc làm của mình khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội ln có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt. Ý thức che giấu hành vi phạm pháp có thể đối với tất cả mọi người nhưng cũng có thể chỉ đối với chủ tài sản [21].
Ví dụ: Nguyễn Văn A đến nhà chị Lê Thị T để ăn cơm. Sau khi ãn cơm xong, A đi bộ ra ngồi đường trước cổng nhà chị T thì nhìn thấy 01 chiếc mô tô dựng ở tường rào của chị T. Thấy vậy, A nảy sinh ý định mờ cốp xe xem có gì bên trong khơng để lấy trộm. Sau khi quan sát xung quanh khơng có ai thì A liền nhặt một đoạn dây thép rồi đi đến cạnh chiếc xe mô tô, A bẻ cong
một đâu của sợi dây thép và chọc vào nút bâm mở cơp thì cơp xe bật ra. A thấy bên trong cốp xe có một chiếc túi xách, A liền lấy chiếc túi xách rồi đi về nhà. Tài sản mà A trộm cấp được gồm: 01 chiếc điện thoại di động Samsung, 02 sợi dây chuyền bàng vàng. Tổng trị giá tài sản A đã chiếm đoạt là 61.000.000 đồng.
Với các tình tiết nêu trên cho thấy Nguyễn Văn A đã lợi dụng lúc vắng người, lén lút thực hiện hành vi mở cốp xe mô tô của chị Lê Thị T để trộm cắp chiếc túi xách bên trong có tài sản của chị T.
Trong thực tế, có những hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách giấu giếm, vụng trộm, người phạm tội tìm cách che giấu tồn bộ hành vi của mình, ví dụ: người phạm tội lợi dụng lúc chủ nhà ngủ say để bí mật đột nhập vào nhà lấy đi tài sản nhưng cũng có những hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách công khai với những người xung quanh và chỉ lén lút với chủ tài sản, ví dụ: người phạm tội rút điện thoại trong túi quần của người khác ngay sự chúng kiến của nhũng người xung quanh. Tính chất lén lút của hành vi cũng có thề được thực hiện qua việc che giấu tính chất bất hợp pháp của hành vi chứ khơng che giấu tồn bộ hành vi, ví dụ: A bí mật lấy chìa khóa nhà của anh B đi đánh chìa khóa khác, chờ dịp gia đình B đi nghỉ dưỡng A đã dùng chìa khóa đánh thêm để mở khóa và chuyển một số tài sản đi giả là chuyển nhà giúp B.
Neu người phạm tội mong muốn che giấu hành vi phạm tội của mình nhưng trong thực tể lại khơng che giấu được thì vẫn bị coi là phạm tội TCTS, ví dụ: A lợi dụng lúc B khơng có nhà để đột nhập vào lấy trộm máy vi tính, khi A mang máy tính ra đến sân thì B về và bắt quả tang hành vi phạm pháp của A. Chiếc máy vi tính này có trị giá là 7.000.000 đồng. Trong trường hợp này, mặc dù A chưa chiếm đoạt được tài sản vì lý do khách quan (do chủ sở hữu phát hiện kịp thời) nhưng hành vi của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội TCTS. Do đó, A vẫn phạm tội TCTS (phạm tội chưa đạt).
* Hậu quả nguy hiêm cho xã hội của tội trộm căp tài sản
Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chồ tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bão vệ.• • • 1 • • • • • •
‘Tợí phạm nào cũng có thê gây ra hâu quả nhất định, có thê gãy ra sự biến
đơi tình trạng bình thường của đối tượng tác động nhất định. Nhưng không phải tất cà các cấu thành tội phạm đều có dấu hiệu phản ánh của nội dung này mà chỉ có một số cấu thành tội phạm nhất định. Những cấu thành tội phạm này được gọi là cẩu thành tội phạm vật chất” [34].
Tội TCTS là tội có cấu thành tội phạm vật chất cho nên dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội TCTS. Dấu hiệu này được phản ánh thông qua đặc điểm và mức độ biến đổi tình trạng của đối tượng tác động là tài sản bị chiếm đoạt.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS thì hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ cấu thành tội TCTS khi tài sản bị chiếm đoạt có trị giá từ 2.000.000 đồng trờ lên. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có trị giá dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo một trong bốn điều kiện sau: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sán mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS thì có sáu trường hợp phạm tội TCTS
sau đây:
+ Trường hợp thứ nhất, phạm tội TCTS do chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi TCTS có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Theo quy định của BLHS thì trường hợp TCTS có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng chỉ bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật này.
Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi TCTS nhưng mồi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới 2.000.000 đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu TNHS (quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 173 BLHS) đồng thời trong các hành vi TCTS đó chưa có lần nào bị xừ phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xừ phạt hành chính thì người thực hiện nhiều lần hành vi TCTS phải bị truy cứu TNHS về tội TCTS theo tổng số giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Các hành vi TCTS được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian; việc thực hiện các hành vi TCTS có tính chất chun nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu làm nguồn sống chính; với mục đích TCTS nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc TCTS phải thực hiện trong nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 2.000.000 đồng. Trong các trường hợp nêu trên nếu chỉ căn cứ vào các hành vi vi phạm nhiều lần thì khơng áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS (phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội nhiều lần) quy định tại các điểm b và g khoản 1 Điều 52 BLHS.
+ Trường hợp thứ hai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà cịn vi phạm là trường hợp đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, nay lại có hành vi TCTS có trị giá dưới
2.000.000 đồng.
+ Trường hợp thứ ba, đã bị kết án về tội TCTS hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, là trường hợp một người sau khi bị kết án về một trong các tội phạm sau đây, chưa được xóa án tích nay lại thực hiện hành vi TCTS có giá trị dưới 2.000.000 đồng: Tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản;
tội công nhiên chiêm đoạt tài sản; tội TCTS; tội lừa đảo chiêm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viền thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Trường hợp thứ tư, phạm tội TCTS gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là trường hợp thực hiên hành vi TCTS có trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ra ảnh hưởng xấu (rất xấu hoặc đặc biệt xấu) đến
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Trường họp thứ năm, phạm tội TCTS mà tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ là trường hợp TCTS (có giá trị đặc biệt) nêu trên có trị giá dưới 2.000.000 đồng. Khi áp dụng tình tiết này cần phải đánh giá ý nghĩa của đổi tượng tác động của tội phạm đối với người bị hại và gia đình người bị hại trên phương diện giá trị kiểm sống của đối tượng tác động của tội phạm đối với người bị hại và gia đình họ.
+ Trường hợp thứ sáu, phạm tội TCTS mà tài sản là di vật, cổ vật. Trong đó, di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học và có từ 100 năm tuổi trở lên [12].
* Moi quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản
Nếu như hành vi khách quan là yếu tố thứ nhất và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tổ thứ hai thì yếu tố thứ ba trong mặt khách quan của tội TCTS là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tội TCTS là tội có cấu thành vật chất, nên khi định tội cần phải chứng minh hậu quả gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là kết quả của hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Bởi lẽ, con người chỉ phải chịu trách
nhiệm vê hậu quả nguy hiêm cho xã hội nêu hậu quả đó do chính hành vi khách quan của họ gây ra.
Có thể nói: Trong mối quan hệ nhân quả của mặt khách quan của tội TCTS thì hành vi phạm tội được coi là nguyên nhân và thiệt hại gây ra cho người chủ sở hữu tài sản được coi là hậu quả của tội phạm.
Trong tội TCTS các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội.. .không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
2.1.3. Dấu hiệu chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội TCTS được xác định là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 không quy định thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quy định độ tuổi chịu TNHS tại Điều 12 và tình trạng khơng có năng lực TNHS tại 21 BLHS năm 2015. Trên cơ sở các quy định đó, khoa học luật hình sự đưa ra định nghĩa về người có năng lực TNHS là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS và khơng thuộc trường họp ở trong tình trạng khơng có năng lực TNHS.
Năng lực TNHS chỉ hình thành khi con người đạt độ tuổi nhất định. Chỉ