Tăng cường hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự về tộ

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử tại tòa án quân sự) (Trang 77 - 82)

N r

3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về về tội trộm cắp tài sản

3.1.2. Tăng cường hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự về tộ

trộm cắp tài sản

Thứ nhất, cần ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích các dấu hiệu

pháp lý để phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản khác, làm cơ sở đế thống nhất nhận thức trong áp dụng pháp luật như sau:

- Một là, về thù đoạn phạm tội TCTS gồm:

+ Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản. Ví dụ: Lợi dụng lúc hành khách ngủ gật trên tàu, xe, để móc túi, lục đồ hoặc lợi dụng lúc khơng có người trơng coi để lấy tài sản, hoặc lợi dụng tình trạng nhà cửa khơng khóa, khơng có người trơng giữ để lẻn vào lấy tài sản.

+ Cố ý tạo ra sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Ví dụ: giả va chạm giao thông, giả vờ gây lộn, đánh nhau.

- Hai là, sau khi sử dụng các thủ đoạn trên, người phạm tội thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản. Như vậy, dấu hiệu lén lút chỉ phản ánh ý thức chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nghĩa là, khi chiếm đoạt tài sản, ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng

người chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt của mình đang thực hiện.

Thứ hai, cần ban hành văn bản hướng dẫn về tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ” quy định tại điểm c khoản 1 Điều

173 BLHS. Khái niệm "an ninh, trật tự, an toàn xã hội" cho đến nay chưa

được định nghĩa trong bât kỳ văn bản pháp luật nào. Đông thời, cũng khơng có quy định nào về các tiêu chí hay tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ảnh hường như thế nào thì được coi là "gây ảnh hưởng xấu". Vì vậy, việc đánh giá này hồn tồn tùy thuộc vào đánh giá mang tính chủ quan của HĐXX, gây ra nhiều khó khăn trong việc hiểu và áp dụng pháp luật, bởi đây là tình tiết, hậu quả mang tính phi vật chất. Việc đánh giá, áp dụng nếu khơng được hướng dẫn cụ thể sẽ có thể dẫn tới sự tùy nghi, phụ thuộc vào nhận thức của các cơ quan, người tiến hành tố tụng.

Vì vậy, theo chúng tơi, để bảo đảm định tội danh đúng đối với tội TCTS, Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể cho tình tiết này. cần hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng:

- Làm rõ nội hàm của khái niệm “Trật tự, an tồn xã hội”. Theo đó, “Trật tự, an tồn xã hội” là trạng thái xã hội được bảo đàm trật tự, an ninh, kỉ cương, an tồn trong đó mọi người trong xã hội ln được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và các quyền, lợi ích hợp pháp khác, ln có cuộc sống bình n, khơng phải lo lắng đến bất cứ mối nguy hại nào. Mọi người trong xã hội đều tuân thủ triệt để các quy phạm pháp luật và tôn trọng các giá trị đạo đức.

- Quy định các hành vi “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” bao gồm các hành vi gây tác động xấu đến trật tự, an ninh, kì cương, an tồn của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, đến mức khiến người dân cảm thấy lo lắng, bất an, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hàng ngày của họ. Để có cơ sở áp dụng tình tiết này thì cần có các minh chứng về sự “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Có như vậy mới tránh được sự tùy tiện trong áp dụng tình tiết này.

Thứ ba, cần có văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “tài sản là phương

tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” (điểm d khoản 1); “tài

sản là di vật, cô vật” (điêm đ, khoản 1); “tài sản là báo vật quôc gia” (điêm e, khoản 2) Điều 173 BLHS. Để thống nhất áp dụng những tình tiết trên, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về các tình tiết này theo hướng:

- Đối với tình tiết “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” cần giải thích rõ tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ là tài sản gì? Mặt khác, tài sản đó có được sử dụng như là một phương tiện để kiếm sống chính cho bản thân người bị hại và gia đình họ hay khơng.

- Đối với tình tiết “tài sản là di vật, cổ vật”; “tài sản là bảo vật quốc gia”, cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào Luật di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) để giải thích, theo đó di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cồ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có từ 100 tuồi trở lên, còn bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biếu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học (Điều 4 Luật Di sản văn hóa).

Thứ tư, cần ban hành hướng dẫn về tình tiết “hành hung để tẩu thốt”.

Hiện nay tình tiết này vẫn được đang áp dụng theo tinh thần tại mục 6 Phan I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001. Tuy nhiên, hướng dẫn này vẫn còn những điểm chưa họp lý, đầy đủ trong phân biệt trường hợp phạm tội TCTS với tình tiết tặng nặng định khung “hành hung để tẩu thốt” với trường hợp hành vi TCTS chuyển hóa thành tội cưóp tài sản. Trên thực tế, quy định này dần đến cách hiểu rằng nếu bị hại hoặc người khác chỉ đuổi theo chưa kịp giành lại tài sản mà người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác để giữ bằng được tài sản chiếm đoạt (và có thể cả để tẩu thốt) thi khơng cấu thành tội cưóp tài sản. Điều này trái với quy định của tội

cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khăc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, việc sử dụng thuật ngữ “tiếp tục” dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng chưa phù hợp bởi vì việc người phạm tội bị bắt giữ mà dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chỉ mới lần đầu chứ không phải lần thứ hai.

Bên cạnh đó, hiện nay trong trường hợp TCTS mà có tình tiết “hành hung để tẩu thốt” nhưng việc hành hung đó gây thương tích đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) chưa có hướng dẫn xử lý về cả hai tội (tội TCTS và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cùa người khác) hay chỉ xử lý về tội TCTS mà thơi với tình tiết định khung “hành hung để tẩu thoát”? Trong trường hợp xử về cả hai tội TCTS và cố ý gây thương tích thì ở tội TCTS có áp dụng thêm tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” nữa hay khơng?

Vì vậy, cần ban hành hướng dẫn mới thay thế cho hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc áp dụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” theo hướng:

- Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung đế tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chống trà lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ nhằm tẩu thoát.

Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì người phạm tội bị truy cứu TNHS thêm về Tội giết người (Điều 123 BLHS).

Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có đủ dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cùa người khác (Điều 134 BLHS) thì đối với

trường hợp tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực là Tội TCTS (Điêu 173 BLHS) thì ngồi việc vẫn áp dụng tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” của tội phạm tương ứng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS thêm về Tội cố ý gây thương tích cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe

cùa người khác.

- Neu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị hại hoặc người khác đã giành lại được tài sản hoặc đang giành giật tài sản còn đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội, mà người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ

lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm giữ cho được tài sản chiếm đoạt được và tấu thốt thì trường hợp này khơng phải là “hành hung để tẩu thốt” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168BLHS).

77w năm, hệ thống pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi tiêu thụ tài sản do phạm tội trộm cắp tài sản mà có mà mới chỉ là hướng dẫn mang tính nội bộ của ngành Tòa án. Do vậy theo tác giả trong thời

gian tới nhà làm luật cần phải có hướng dẫn cụ thê, rõ ràng về nội dung trên để áp dụng thống nhất, theo hướng:

- Đối với trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội trước không bị truy cứu TNHS do chưa đủ tuổi chịu TNHS nhưng có đủ chứng cứ chứng minh được ý thức chủ quan của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ biết rõ các tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ là do người khác phạm tội mà có thi bị truy cứu TNHS về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

- Đối với trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản bất kể giá trị định lượng bao nhiêu nhưng đã cấu thành tội TCTS thì người (đủ tuổi và năng lực TNHS) chứa chấp, tiêu thụ tài sản vẫn bị truy cứu

TNHS vê tội “chứa châp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 BLHS.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử tại tòa án quân sự) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)